Chương trình Cử nhân Địa Lý chuyên ngành thuộc Bộ môn Bản
đồ - Viễn thám - GIS được thành lập năm 2005, bắt đầu đào tạo chuyên
ngành từ năm 2007. Bộ môn Bản đồ - Viễn thám - GIS được thành lập trên cơ sở
yêu cầu thực tế của khoa học Địa lý, các nhà địa lý phải có khả năng sử dụng
các kiến thức bản đồ, viễn thám và hệ thống thông tin địa lý như là những công
cụ nghiên cứu chính trong khoa học địa lý; và sự phát triển của các ngành khoa
học, đặc biệt là ngành tin học. Viễn thám, Hệ thống thông tin địa lý, Bản đồ là
một trong các thành phần của Khoa học Hệ thống Thông tin Địa lý (Geographic
Information System Science - GISs) đã và đang có những đóng góp lớn trong
nghiên cứu địa lý nói chung.
1.
Yêu cầu đào tạo (đối với sinh viên)
Sinh viên theo học khoa Địa lý sau khi
đã tích luỹ đủ số tín chỉ trong 4 học kỳ đầu theo yêu cầu chung của ngành địa
lý, căn cứ vào khả năng học tập và nguyện vọng về chuyên ngành có thể đăng ký
theo học chuyên ngành Bản đồ-Viễn thám-GIS trong các học kỳ tiếp theo. Do đặc
thù riêng của Khoa học Hệ thống thông tin địa lý nói chung (kỹ thuật), bộ môn Bản
đồ-Viễn thám-GIS có những yêu cầu riêng đối với sinh viên theo học về:
- Khả năng và tư duy tính toán
- Có kết quả cao trong các học phần kiến
thức cơ bản, đại cương về bản đồ, GIS, viễn thám
- Có kết quả khá trở lên các học phần
kiến thức tự nhiên, môi trường.
- Khả năng suy luận tổng hợp các kiến
thức địa lý
Trong các nội dung đào tạo của bộ môn,
phần lớn đều yêu cầu khả năng tính toán, toán thống kê, kỹ năng máy tính, tin học.
Sinh viên sẽ được đào tạo, hướng dẫn về tư duy tổng hợp trong ngành địa lý, có
khả năng vận dụng các kiến thức địa lý với các kiến thức và kỹ năng chuyên
ngành đế giải quyết các vấn đề mang tính địa lý nói chung.
2. Mục tiêu đào tạo
Về phẩm chất
- Có tinh thần hợp
tác và có trách nhiệm trong công việc
- Có ý thức bảo vệ
môi trường
- Năng động, có ý
thức về việc không ngừng học tập nâng cao trình độ
Về năng lực nhận thức, tư duy
- Có phương pháp tư
duy độc lập và phản biện
- Có khả năng tư duy
không gian và tư duy hệ thống trong quá trình quan sát và đánh giá vấn đề
- Có kỹ năng làm việc
cá nhân, kỹ năng làm việc nhóm và hợp tác giải quyết vấn đề
Về kiến thức
- Nắm vững kiến
thức của ngành địa lý
- Kiến thức, kỹ
năng chuyên ngành:
+ Nắm vững kiến thức về bản đồ, viễn thám và
GIS
+ Có khả năng ứng dụng kỹ thuật viễn thám, GIS
và các phần mềm tin học chuyên dụng trong việc giải quyết các bài toán liên
quan đến không gian
+ Có kỹ năng xây dựng bản đồ, giải đoán ảnh
VT, xây dựng dữ liệu GIS
3. Cơ hội nghề nghiệp
- Làm việc trong các dự án phát
triển, dự án liên ngành của các cơ quan Nhà nước, các tổ chức quốc tế hoặc phi
chính phủ, các công ty, doanh nghiệp kinh tế, xã hội về vấn đề:
+ Thu thập xử lý, phân tích và cung cấp thông tin cho quá trình
ra quyết định trong quy hoạch, quản lý và tổ chức không gian lãnh thổ.
+ Thiết kế, xây dựng và quản lý các dự án nghiên cứu và ứng dụng
GIS.
- Nghiên cứu và giảng dạy tại các cơ quan nghiên cứu, các trường
đại học, cao đẳng và phổ thông.
- Tiếp tục theo học chuyên sâu ở bậc Cao học và Tiến sĩ trong
lãnh vực phù hợp như Bản đồ, Viễn thám, GIS, Địa lý, Môi trường.
4. Chương trình đào tạo
Sau khi hoàn tất phương giáo dục đại
cương (43TC) và phần cơ sở ngành Địa lý (42TC), sinh viên sẽ theo học phần
chuyên ngành (51TC)
Chương
trình đào tạo chuyên ngàn gồm ba nội dung lớn là Bản đồ, Viễn thám và hệ thông
thông tin địa lý (GIS) gắn kết với nhau về kiến thức, kỹ năng, tư duy bổ sung
cho nhau và mang tính kế thừa. Các nội dung học sau cần có kiến thức và kỹ năng
của các học phần trước.
Trong chương trình học
chuyên ngành, sinh viên sẽ có 2 đợt thực tập:
- Thực tập thực tế chuyên ngành
- Thực tập tốt nghiệp
Do
đặc thù của chuyên ngành, tất cả SV của Bộ môn đều được yêu cầu làm khóa
luận hoặc đồ án trước khi tốt nghiệp. Đây là cơ hội để sinh viên vận dụng
kiến thức, kỹ năng, nâng cao khả năng tư duy, đặt vấn đề và giải quyết vấn đề một
cách độc lập và sáng tạo.
- Khoá
luận tốt nghiệp (10TC): dành cho những sinh viên đạt kết quả học tập Khá
(điểm tích lũy đến HK 6 > 7.5) và đạt các yêu cầu theo quy định của Khoa
(xem quy trình )
- Đồ
án tốt nghiệp (5TC): dành cho các SV không làm khóa luận. Đồ án tốt nghiệp
có yêu cầu và quy mô đơn giản hơn Khóa luận, được quy đổi thành 5TC, do đó, SV
sẽ cần chọn và học bổ sung thêm 5 tín chỉ (2 môn học)
5 Comments to "Chuyên ngành thuộc Bộ môn Bản đồ - Viễn thám - GIS"
bài hay quá
Từ THCS, em đã yêu thích bộ môn địa lí. Em thích tìm hiểu về địa lí qua bản đồ, quả địa cầu, tranh ảnh, atlat,...nhất là các kiến thức về quốc gia, dân cư, kinh tế và du lịch. Hoạt động ở trường, em được giải HSG Địa lý thành phố, ngoài ra em cũng khá Toán (nhất là hình học không gian), Tin thì trung bình.
Như vậy, theo anh em có thích hợp theo chuyên ngành Bộ "Bản đồ - Viễn thám - GIS" hay ngành khác ạ? Vì năm nay em thi ĐH nên rất băn khoăn, mong anh chia sẻ, em xin cám ơn!
Từ THCS, em đã yêu thích bộ môn địa lí. Em thích tìm hiểu về địa lí qua bản đồ, quả địa cầu, tranh ảnh, atlat,...nhất là các kiến thức về quốc gia, dân cư, kinh tế và du lịch. Hoạt động ở trường, em được giải HSG Địa lý thành phố, ngoài ra em cũng khá Toán (nhất là hình học không gian), Tin thì trung bình.
Như vậy, theo anh em có thích hợp theo chuyên ngành Bộ "Bản đồ - Viễn thám - GIS" hay ngành khác ạ? Vì năm nay em thi ĐH nên rất băn khoăn, mong anh chia sẻ, em xin cám ơn!
Như em nói thì học được ngành Bản đồ - Viễn thám - GIS. Tuy nhiên, thích - học - làm nó khác nhau nhiều lắm. Xu hướng hiện nay nên làm những ngành nghề ứng dụng được, thực tế, dễ xin việc hơn. Em có thể inbox trên FanPage để tư vấn nhiều hơn nhé: https://www.facebook.com/CongNgheGIS/
em cám ơn.
Đăng nhận xét