9 thg 4, 2018

Ứng dụng GIS và ALES đánh giá thích nghi cây mía tại tỉnh Long An

Tác giả: Nguyễn Quỳnh Anh
Nguồn: Nguyễn Quỳnh Anh - Bộ môn Tài nguyên và GIS - Khoa Môi trường và Tài nguyên - Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh
Tóm tắt: Trong quá trình thực hiện, nghiên cứu đã tiến hành thu thập tài liệu, số liệu đất đai, sản lượng, diện tích, các yếu tố ảnh hưởng tới cây mía, các dữ liệu bản đồ... làm dữ liệu đầu vào cho quá trình đánh giá. Nghiên cứu sử dụng cách tiếp cận tích hợp GIS và ALES để đánh giá thích nghi tự nhiên cây mía theo 4 tính chất đất đai bao gồm loại đất, tầng dày của đất, khả năng tưới và lượng mưa, cho ra bản đồ thích nghi cây mía trên địa bàn tỉnh Long An. Từ đó, đề xuất những diện tích phù hợp phát triển cây mía trên địa bàn tỉnh. Kết quả cho thấy trên diện tích được đánh giá là 431.891,73 ha, chỉ có 0,01% diện tích có mức thích nghi cao. Diện tích khu vực ứng với mức thích nghi trung bình, kém và không thích nghi chiếm tỉ lệ lần lượt là 20,75%, 17,46% và 61,78%. Sau khi chồng lớp với bản đồ sử dụng đất năm 2005, nghiên cứu đề xuất diện tích thích hợp cho trồng mía trên địa bàn tỉnh Long An vào khoảng 61.040,79 ha, phân bố ở Tp. Tân An và 11 trong tổng số 13 huyện (ngoại trừ 2 huyện Tân Hưng và Vĩnh Hưng). Với kết quả này, có thể là thông tin tham khảo hữu ích cho công tác lập quy hoạch vùng nguyên liệu mía trên địa bàn tỉnh trong thời gian sắp tới.

Nội dung:

Chương 1 MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.3. Giới hạn đề tài
Chương 2 TỔNG QUAN
2.1. Giới thiệu về cây mía
2.1.1. Nguồn gốc, lịch sử phát triển
2.1.2. Giá trị kinh tế
2.1.3. Yêu cầu sinh thái
2.2. Đánh giá thích nghi đất đai
2.2.1. Một số khái niệm cơ bản
2.2.2. Tiến trình đánh giá đất đai
2.2.3. Cấu trúc phân loại khả năng thích nghi đất đai
2.2.4. Phương pháp xác định khả năng thích nghi đất đai
2.3. Phần mềm Đánh giá đất đai tự động (ALES)
2.3.1. Giới thiệu ALES
2.3.2. Đặc điểm nổi bật của ALES trong đánh giá đất
2.4. Hệ thống Thông tin Địa lý (GIS)
2.4.1. Định nghĩa
2.4.2. Thành phần
2.4.3. Chức năng
2.5. Tình hình nghiên cứu ứng dụng GIS và ALES trong
đánh giá thích nghi đất đai
2.5.1. Trên thế giới
2.5.2. Ở Việt Nam
2.6. Đặc điểm khu vực nghiên cứu
2.6.1. Điều kiện tự nhiên
2.6.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Chương 3 PHƯƠNG PHÁP
3.1. Thu thập dữ liệu
3.2. Phương pháp thực hiện
3.2.1. Lựa chọn các tính chất đất đai
3.2.2. Phân cấp thích nghi các tính chất đất đai
3.2.3. Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai
Chương 4 KẾT QUẢ, THẢO LUẬN
4.1. Bản đồ thích nghi cây mía
4.2. Chồng lớp bản đồ thích nghi với bản đồ sử dụng đất năm 2005
4.3. Bản đố đề xuất đất trồng mía
Chương 5 KẾT LUẬN LUẬN, KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận
5.2. Kiến nghị

Xem thêm tại:

[sociallocker id="2256"]https://drive.google.com/file/d/1bLpNrAyrhdaUpRCWJlg6FDAA7ldufE1O/view[/sociallocker]

Xem bài nguyên mẫu tại :
Ứng dụng GIS và ALES đánh giá thích nghi cây mía tại tỉnh Long An

Share this

0 Comment to "Ứng dụng GIS và ALES đánh giá thích nghi cây mía tại tỉnh Long An"