13 thg 4, 2018

Ứng dụng công nghệ viễn thám, hệ thống thông tin địa lý và mô hình toán tính toán cân bằng nước lưu vực sông Bé

Tác giả: Nguyễn Duy Liêm
Nguồn: Nguyễn Duy Liêm - Bộ môn Tài nguyên và GIS - Khoa Môi trường và Tài nguyên - Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh
Tóm tắt:
Khóa luận tốt nghiệp “Ứng dụng công nghệ viễn thám, hệ thống thông tin địa lý và mô hình toán tính toán cân bằng nước lưu vực sông Bé” đã được thực hiện trong khoảng thời gian từ ngày 07/03/2011 đến ngày 04/07/2011. Phương pháp tiếp cận của đề tài là tích hợp công nghệ viễn thám, GIS với mô hình toán bao gồm mô hình mưa – dòng chảy SWAT và mô hình cân bằng nước WEAP. Theo đó, công nghệ viễn thám, GIS có chức năng tính toán nhu cầu nước, phân vùng cân bằng nước làm cơ sở cho việc thiết lập mô hình WEAP; mô hình SWAT được sử dụng để mô phỏng dòng chảy trong hệ thống sông làm đầu vào cho mô hình WEAP; phần tính toán cân bằng nước lưu vực sông được mô phỏng bằng mô hình WEAP.
Kết quả đạt được của khóa luận trước tiên là bản đồ thực phủ năm 2002 của lưu vực được giải đoán từ ảnh vệ tinh Landsat ETM+ thể hiện 6 loại hình thực phủ bao gồm lúa – màu, cây công nghiệp lâu năm, đất rừng, đất xây dựng, mặt nước và đất trống với độ chính xác tương đối so sánh với dữ liệu thực tế. Tiếp đến, nghiên cứu đã mô phỏng dòng chảy trên lưu vực thời kì 1979 – 2007 trong SWAT với kết quả thu được khá tốt khi đối chiếu với số liệu thực đo trong giai đoạn 1979 - 1994 tại 2 vị trí quan trắc là Phước Long và Phước Hòa trên dòng chính sông Bé, thể hiện qua hệ số xác định (R2 ) và chỉ số Nash – Sutcliffe (NSI) đều lớn hơn 0,7. Bên cạnh đó, chức năng phân tích không gian trong GIS được vận dụng, đã cho ra kết quả tính toán nhu cầu nước cũng như phân vùng cân bằng nước trên lưu vực. Cuối cùng, nghiên cứu đã tính toán cân bằng nước năm 2002 và 2010 trong WEAP. Kết quả cho thấy thực trạng thiếu hụt nguồn nước trên lưu vực sông Bé đang có xu hướng gia tăng với mức độ trầm trọng hơn. Trong khi tiềm năng nước trên lưu vực không có sự thay đổi nhiều với lượng nước tính đến cửa sông khoảng 3,2 tỉ m3 (2002) và 2,4 tỉ m3 (2010) thì nhu cầu nước trên lưu vực lại có sự gia tăng nhanh chóng với lượng nhu cầu ước tính trong năm 2002 là 34,5 triệu m3 đã tăng lên 61,5 triệu m3 trong năm 2010. Chính vì vậy, đã dẫnđến tình trạng thiếu nước tại vị trí thượng lưu hồ Thác Mơ, Cần Đơn và Srock Phu Miêng trong các tháng kiệt của dòng chảy với tổng lượng thiếu hụt năm 2002 và 2010 tương ứng là 0,89 và 5,85 triệu m3. Thêm vào đó, cũng trong khoảng thời trên, lượng nước trên dòng chảy chính sông Bé tại các vị trí sau hồ Thác Mơ, Cần Đơn và Srock Phu Miêng suy giảm xuống dưới mức cho phép, khiến cho tình trạng thiếu nước càng nghiêm trọng, tạo lên tác động cộng hưởng mang tính tiêu cực không chỉ đến kinh tế, xã hội mà còn ảnh hưởng đến môi trường sinh thái của lưu vực.
Với thông tin tính toán cân bằng nước nói trên, có thể hỗ trợ hiệu quả cho việc quy hoạch, quản lý nguồn nước trên lưu vực theo hướng bền vững. Bên cạnh đó, cũng đã chứng minh cách tiếp cận tích hợp công nghệ viễn thám, GIS, mô hình SWAT và mô hình WEAP là phương pháp có tính hiệu quả cao, phù hợp với đặc điểm lưu vực sông Bé và mang lại nhiều triển vọng trong nghiên cứu đánh giá cân bằng nước lưu vực sông.
Nội dung:
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
1.4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.4.1. Ý nghĩa khoa học
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn
1.5. Cấu trúc khóa luận tốt nghiệp
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ CÂN BẰNG NƯỚC LƯU VỰC SÔNG
2.1. Lưu vực sông
2.2. Phương trình cân bằng nước
2.2.1. Phương trình cân bằng nước thông dụng
2.2.2. Phương trình cân bằng thủy lợi
2.3. Cấu trúc của cân bằng nước
2.4. Nội dung tính toán cân bằng nước
2.4.1. Đánh giá tiềm năng nước
2.4.1.1. Lưu lượng dòng chảy
2.4.1.2. Tổng lượng dòng chảy
2.4.1.3. Độ sâu dòng chảy
2.4.1.4. Mô đun dòng chảy
2.4.1.5. Hệ số dòng chảy
2.4.2. Xác định nhu cầu nước
2.4.2.1. Nhu cầu nước trong nông nghiệp
2.4.2.2. Nhu cầu nước trong chăn nuôi
2.4.2.3. Nhu cầu nước cho công nghiệp
2.4.2.4. Nhu cầu nước cho sinh hoạt
2.4.2.5. Nhu cầu nước cho nhà máy thủy điện
2.4.2.6. Nhu cầu nước môi trường
2.5. Mô hình tính toán cân bằng nước
2.6. Tình hình nghiên cứu tính toán cân bằng nước lưu vực sông
2.6.1. Nghiên cứu trên thế giới
2.6.2. Nghiên cứu tại Việt Nam
CHƯƠNG 3. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
3.1. Viễn thám
3.1.1. Lược sử của viễn thám
3.1.2. Định nghĩa viễn thám
3.1.3. Nguyên lý của bức xạ điện từ
3.1.4. Đặc điểm của dữ liệu ảnh viễn thám
3.1.4.1. Độ phân giải không gian
3.1.4.2. Độ phân giải phổ
3.1.4.3. Độ phân giải bức xạ
3.1.4.4. Độ phân giải thời gian
3.1.5. Giải đoán, phân tích dữ liệu viễn thám
3.1.5.1. Giải đoán và trắc đạc ảnh
3.1.5.2. Tiền xử lý ảnh số
3.1.5.3. Tăng cường chất lượng ảnh và trích xuất đối tượng
3.1.5.4. Phân loại ảnh
3.2. Hệ thống thông tin địa lý (GIS
3.2.1. Lược sử của GIS
3.2.2. Định nghĩa GIS

3.2.3. Thành phần của GIS3.2.4. Dữ liệu địa lý trong GIS
3.2.4.1. Mô hình dữ liệu raster và vector
3.2.4.2. Mô hình dữ liệu thuộc tính
3.2.5. Chức năng của GIS
3.3. Mô hình SWAT
3.3.1. Lược sử phát triển
3.3.2. Lý thuyết mô hình
3.3.2.1. Pha đất của chu trình thủy văn
3.3.2.2. Pha nước của chu trình thủy văn
3.3.3. Nguyên lý mô phỏng dòng chảy
3.3.3.1. Phương pháp đường cong số SCS
3.3.3.2. Phương trình Manning
3.4. Mô hình WEAP
3.4.1. Lược sử phát triển
3.4.2. Lý thuyết mô hình
3.4.3. Cấu trúc của WEAP
3.4.3.1. Sơ đồ
3.4.3.2. Dữ liệu
3.4.3.3. Kết quả
3.4.3.4. Khám phá kịch bản
3.4.3.5. Ghi chú
CHƯƠNG 4. ĐẶC ĐIỂM LƯU VỰC SÔNG BÉ
4.1. Đặc điểm tự nhiên4.1.1. Vị trí địa lý
4.1.2. Địa hình
4.1.3. Khí hậu
4.1.3.1. Nhiệt độ
4.1.3.2. Lượng mưa
4.1.3.3. Độ ẩm không khí
4.1.3.4. Bốc hơi
4.1.3.5. Số giờ nắng
4.1.3.6. Gió
4.1.4. Thủy văn
4.1.5. Địa chất thủy văn
4.1.6. Thổ nhưỡng
4.1.7. Thảm thực vật
4.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
4.2.1. Dân cư, xã hội
4.2.2. Hiện trạng phát triển kinh tế
4.3. Hiện trạng nguồn nước
4.3.1. Hệ thống công trình thủy lợi
4.3.2. Tiềm năng và nhu cầu sử dụng nước
CHƯƠNG 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5.1. Lược đồ phương pháp
5.2. Thành lập bản đồ thực phủ từ ảnh vệ tinh
5.2.1. Thu thập dữ liệu
5.2.1.1. Ảnh vệ tinh
5.2.1.2. Dữ liệu bản đồ
5.2.2. Ghép ảnh, cắt ảnh
5.2.3. Tăng cường chất lượng ảnh
5.2.4. Phát triển lược đồ phân loại thực phủ
5.2.5. Giải đoán ảnh
5.2.6. Phân loại thực phủ
5.2.7. Đánh giá độ chính xác của kết quả phân loại
5.3. Mô phỏng lưu lượng dòng chảy trên lưu vực bằng mô hình SWAT
5.3.1. Thu thập, xử lý dữ liệu
5.3.1.1. Dữ liệu địa hình
5.3.1.2. Dữ liệu sử dụng đất
5.3.1.3. Dữ liệu thổ nhưỡng 5.3.1.4. Dữ liệu thời tiết
5.3.1.5. Dữ liệu lưu lượng dòng chảy thực đo
5.3.2. Tiến trình thực hiện trong SWAT
5.3.2.1. Phân định lưu vực
5.3.2.2. Phân tích đơn vị thủy văn
5.3.2.3. Ghi chép dữ liệu đầu vào
5.3.2.4. Chạy mô hình
5.3.2.5. Đánh giá mô hình
5.4. Phân vùng cân bằng nước trên lưu vực trong GIS
5.4.1. Phạm vi nút cân bằng
5.4.2. Các loại hình sử dụng đất trong từng nút cân bằng
5.4.3. Nhu cầu nước từng nút cân bằng
5.4.3.1. Nhu cầu tưới trong nông nghiệp
5.4.3.2. Nhu cầu nước trong chăn nuôi
5.4.3.3. Nhu cầu nước cho công nghiệp
5.4.3.4. Nhu cầu nước cho sinh hoạt
5.4.3.5. Nhu cầu nước môi trường
5.4.4. Dòng chảy tại các nút cân bằng
5.5. Tính toán cân bằng nước trên lưu vực trong mô hình WEAP
5.5.1. Xác định vùng nghiên cứu
5.5.2. Phác họa hệ thống nguồn nước
5.5.3. Khai báo thông tin
5.5.4. Chạy mô hình
CHƯƠNG 6. KẾT QUẢ, THẢO LUẬN
6.1. Kết quả phân loại thực phủ
6.1.1. Bản đồ phân loại thực phủ
6.1.2. Đánh giá độ chính xác
6.2. Kết quả mô phỏng dòng chảy lưu vực
6.2.1. Đánh giá mô hình
6.2.2. Diễn biến lưu lượng dòng chảy
6.3. Kết quả phân vùng cân bằng nước
6.3.1. Nhu cầu nước
6.3.1.1. Nhu cầu nước toàn lưu vực

6.3.1.2. Nhu cầu nước từng vùng
6.3.2. Nhu cầu nước môi trường
6.3.3. Lưu lượng dòng chảy
6.4. Kết quả tính toán cân bằng nước
6.4.1. Kịch bản cân bằng nước năm 2002
6.4.2. Kịch bản cân bằng nước năm 2010
6.4.3. Đánh giá kết quả tính toán cân bằng nước
CHƯƠNG 7. KẾT LUẬN, ĐỀ XUẤT
7.1. Kết luận
7.2. Đề xuất
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Xem thêm tại:[sociallocker id="2256"]https://drive.google.com/file/d/10ZGKNGi63tJE3KQFu6E6xEV3odpeZLDn/view[/sociallocker]

Tham khảo bài gốc ở :
Ứng dụng công nghệ viễn thám, hệ thống thông tin địa lý và mô hình toán tính toán cân bằng nước lưu vực sông Bé

12 thg 4, 2018

Ứng dụng GIS và viễn thám trong thành lập bản đồ phân vùng lũ quét tại huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng

Tác giả: Mai Thị Huyền
Nguồn: Mai Thị Huyền - Bộ môn Tài nguyên và GIS - Khoa Môi trường và Tài nguyên - Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh
Tóm tắt:
Lũ quét được hình thành do lượng mưa lớn, cuốn trôi mọi thứ trên bề mặt dòng chảy,có sức công phá lớn, phá hủy mọi thứ. Lũ quét được hình thành do sự tổng hợp của các nhân tố gây nên như: đặc điểm địa hình, địa mạo, lượng mưa, lớp phủ thực vật, kết cấu đất.
Đề tài “ Ứng dụng GIS và viễn thám trong thành lập bản đồ phân vùng lũ quét tại huyện Đạ Huoai “. Được thực hiện tại huyện Đạ Huoai tỉnh Lâm Đồng trong thời gian từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2011.
Trình tự thực hiện đề tài: xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tiềm năng lũ quét, trong mỗi nhân tố lại phân cấp mức độ ảnh hưởng của chúng tới lũ quét. Sau đó tiến hành chồng lớp các nhân tố trên qua phương trình chỉ số tiềm năng lũ quét.
- Các nhân tố ảnh hưởng đến tiềm năng lũ quét gồm có: độ dốc, loại đất, loại hình sử dụng đất, mật độ che phủ rừng.
- Việc phân cấp mức độ ảnh hưởng trong từng nhân tố phụ thuộc vào từng yếu tố trong mỗi nhân tố đó
- Phương trình tiềm năng lũ quét được tính dựa vào chỉ số ảnh hưởng của từng nhân tố đến lũ quét
Kết quả thu được là xác định những vùng có tiềm năng lũ quét và mức độ tiềm năng của từng vùng. Những thông tin này làm cơ sở để dự báo những vùng có nguy cơ lũ quét trong địa bàn huyện và hoàn toàn có thể áp dụng cho những vùng không gian khác .
Nội dung:
Chương 1
Mở đầu
1.1 Đặt vấn đề
1.2 Mục tiêu của đề tài
1.3 Nội dung thực hiện:
1.4 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài:
Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1. Lũ quét
2.1.1 Khái niệm
2.1.2 Phân loại
2.1.3 Các nhân tố gây ra lũ quét
a. Mưab. Biến đổi khí hậu toàn cầu và các hiện tượng khí hậu cực đoan
c. Địa hình
d. Mạng lưới sông ngòi
e. Rừng và thảm phủ thực vật
2.1.4 Đặc điểm cơ bản của lũ quét
2.1.5 Các giai đoạn hình thành lũ quét
2.1.6 Các tiêu chí cơ bản để xác định lũ quét
2.2 Tình hình lũ quét trên thế giới và Việt Nam từ trước đến nay
2.2.1 Trên thế giới
2.2.2 Tình hình lũ quét ở Việt Nam
2.2.3 Tình hình lũ quét trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
2.3 Tình hình nghiên cứu về ứng dụng của GIS và viễn thám trong lũ quét
2.3.1 Nghiên cứu trên thế giới
2.3.2 Nghiên cứu trong nước
2.4 Viễn thám 2.4.1 Khái niệm – phân loại
2.4.2 Nguyên tắc hoạt động
2.4.3 Cơ sở khoa học của ảnh vệ tinh
2.4.4 Các yếu tố của ảnh vệ tinh
2.4.5 Các phương pháp xử lý thông tin viễn thám
2.4.6 Ứng dụng của viễn thám trong xác đinh mật độ che phủ
2.5 Tổng quan Hệ thống Thông tin Địa lí (GIS)
2.5.1 Định nghĩa
2.5.2 Các thành phần chính của GIS
2.5.3 Chức năng của GIS
2.5.4 Khả năng ứng dụng GIS trong nghiên cứu và phân tích lũ quét
2.6 Tích hợp giữa viễn thám và GIS
2.7 Tổng quan Huyện Đạ Huoai
2.7.1 Đặc điểm tự nhiên
a. Vị trí địa lý
b. Hành chính – dân số
2.7.2 Địa hình
2.7.3 Khí hậu
2.7.4 Mạng lưới sông ngòi
2.7.5 Nguồn nước mặt, nước ngầm và chế độ thủy văn
2.7.6 Nhận xét đặc điểm tự nhiên ảnh hưởng đến tiềm năng lũ quét
2.8 Đặc điểm kinh tế xã hội
2.8.1 Nguồn tài nguyên
2.8.2 Thực trạng môi trường
2.8.3 Tình hình phát triển kinh tế- xã hội
2.8.4 Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội
2.8.5 Nhận xét chung đặc điểm kinh tế- xã hội ảnh hưởng tới tiềm năng lũ quét 37
Chương 3
PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
3.1 Các lớp thông tin dữ liệu trong đề tài
3.2. Phương pháp thực hiện
3.3 Xây dựng bản đồ FFPI đối với từng nhân tố gây ra lũ quét
3.3.1 Xây dựng bản đồ phân cấp FFPI đối với nhân tố độ dốc
a. Xây dựng bản đồ DEM
b. Xây dựng bản đồ bề mặt dốc khu vực nghiên cứu
c. Ảnh hưởng của độ dốc đến lũ quét
d. Phân cấp FFPI cho bản đồ độ dốc
e. Nhận xét địa hình Đạ Huoai ảnh hưởng tới tiềm năng lũ quét
3.3.2. Xây dựng bản đồ phân cấp FFPI đối với nhân tố đất
a. Thống kê các loại đất trong khu vực nghiên cứu
b. Phân loại các loại đất theo thành phần cơ giới
c. Ảnh hưởng của đất tới quá trình thấm của đất
d. Phân cấp FFPI theo khả năng thấm
3.3.3 Xây dựng bản đồ phân cấp FFPI đối với nhân tố mật độ che phủ
a. Xây dựng bản đồ mật độ che phủ rừng
b. Ảnh hưởng của quần xã thực vật đến khả năng giữ nước:
c. Phân cấp FFPI cho bản đồ mật độ che phủ
3.3.4 Xây dựng bản đồ phân cấp FFPI đỗi với loại hình sử dụng đất
a. Ảnh hưởng của hiện trạng sử dụng đất đến lũ quét b. Phân cấp FFPI cho loại hình sử dụng đất
3.3.5 Phương trình FFPI
Chương 4
KẾT QUẢ
4.1 Xây dựng bản đồ phân vùng tiềm năng lũ quét huyện Đạ Huoai
4.1.1 Cơ sở phân vùng tiềm năng lũ quét
4.1.2 Chồng lớp bản đồ
4.2 Đánh giá mức độ tiềm năng lũ quét tại huyện Đạ Huoai
4.3 Đề xuất biện pháp phòng tránh
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Xem thêm tại:[sociallocker id="2256"]https://drive.google.com/file/d/1-t64CXpG8pM74waLrDDyZBjHUWBfbANG/view[/sociallocker]

Coi thêm tại :
Ứng dụng GIS và viễn thám trong thành lập bản đồ phân vùng lũ quét tại huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng

11 thg 4, 2018

Ước lượng Carbon lưu giữ trong rừng lá rộng thường xanh dựa vào ảnh vệ tinh đa phổ kết hợp điều tra thực địa tai huyện Tuy Đức, tỉnh Đawk Nông

Tác giả: Võ Huy
Nguồn: Võ Huy - Bộ môn Tài nguyên và GIS - Khoa Môi trường và Tài nguyên - Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh
Tóm tắt:
Đề tài nghiên cứu “Ước lượng carbon lưu giữ trong rừng lá rộng thường xanh dựa vào ảnh vệ tinh đa phổ kết hợp điều tra thực địa tại huyện Tuy Đức, tỉnh Đăk Nông” được tiến hành tại huyện Tuy Đức, tỉnh Đăk Nông. Thời gian từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2011.
Đề tài sử dụng ảnh vệ tinh SPOT 5 ở mức 1A, thu nhận năm 2009, qua hiệu chỉnh hình học, tăng cường chất lượng ảnh, loại bỏ vùng không có rừng sau đó tạo ảnh chỉ số thực vật (NDVI).
Trên hiện trường rừng lá rộng thường xanh, đề tài đã tiến hành điều tra 25 ô tiêu chuẩn hình tròn, diện tích ô là 1000m2 ở cả 4 trạng thái rừng. Kế thừa thành quả nghiên cứu của tác giả khác để từ số liệu điều tra đường kính ngang ngực (DBH) theo cấp kính, tính được lượng carbon lưu giữ của mỗi ô.
Xây dựng mối quan hệ hồi quy đa biến giữa trữ lượng carbon lưu giữ với các giá trị phản xạ phổ của ảnh vệ tinh SPOT 5, từ mối quan hệ này thiết lập được mô hình ước lượng trữ lượng carbon của rừng dựa trên dữ liệu ảnh vệ tinh.
Mặc dù kết qủa mô hình ước lượng được xây dựng có độ chính chưa cao, song đề tài đã góp phần ứng dụng và phát triển phương pháp ước lượng và dự báo năng lực hấp thụ carbon của rừng tựu nhiên dựa vào ảnh vệ tinh, làm cơ sở cho việc xây dựng bản đồ lưu giữ carbon của rừng.
Nội dung:
Chương 1. MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài1.2 Mục đích nghiên cứu
1.3 Mục tiêu nghiên cứu:
1.4 Nội dung nghiên cứu
Chương 2. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Tổng quan các nghiên cứu sử dụng ảnh vệ tinh và GIS trong quản lý rừng
2.2. Tình hình trong nước và trên thế giới về nghiên cứu đo tính carbon rừng
Chương 3. ĐỐI TƯỢNG, PHẬM VỊ VÀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng phạm vi nghiên cứu
3.2. Đặc điểm khu vực nghiên cứu
Chương 4. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1 Vật liệu nghiên cứu
4.2 Phương pháp luận và tiếp cận nghiên cứu
4.3 Phương pháp nghiên cứu cụ thể
4.4 Điều tra thực địa
4.5 Phân tích số liệu mẫu và ước lượng carbon
4.6 Mô hình hóa mối quan hệ giữa carbon lưu giữ và trị số của ảnh
4.7 Tạo ảnh chỉ số carbon
4.8 Đánh giá độ chính xác
Chương 5. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
5.1 Carbon đo tính từ thực địa
5.2 Dữ liệu giá trị ảnh tương ứng với giá trị carbon của các ô mẫu
5.3 Mô hình quan hệ giữa carbon và chỉ số ảnh
5.4 Tạo ảnh carbon
5.5 Đánh giá độ chính xác mô hình Chương 6. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1 Kết luận
6.2 Kiến nghị
Tài liệu tham khảo

Xem thêm tại:[sociallocker id="2256"]https://drive.google.com/file/d/1Ax3e-FTAWAbRxyBasTQT7fibxPSUH85p/view[/sociallocker]

Tham khảo bài gốc ở :
Ước lượng Carbon lưu giữ trong rừng lá rộng thường xanh dựa vào ảnh vệ tinh đa phổ kết hợp điều tra thực địa tai huyện Tuy Đức, tỉnh Đawk Nông

10 thg 4, 2018

Tích hợp bài toán AHP (Analytic Hierarchy process) chuẩn hóa vector vào phần mên Arcgis

Tác giả: Phan Danh Đức
Nguồn: Phan Danh Đức - Bộ môn Tài nguyên và GIS - Khoa Môi trường và Tài nguyên - Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh
Tóm tắt:
Đề tài nghiên cứu “Tích hợp bài toán AHP chuẩn hoá vector vào phần mềm
ArcGis” được làm và hoàn thành tại trường Đại Học Nông Lâm thành phố Hồ Chí
Minh, thời gian từ 01/04 đến 01/07/2011.
Nội dung nghiên cứu:
- Tìm hiểu hệ hỗ trợ ra quyết định DSS (Decision Support Systems) và lý thuyết
về AHP chuẩn hoá vector.
- Tìm hiểu ứng dụng của bài toán AHP chuẩn hoá vector
- Tìm hiểu phần mềm ArcGis và Visual Basic for Applications (VBA)
Trên nền tảng đó tích hợp bài toán AHP chuẩn hoá vector vào phần mềm ArcGis.
Kết quả thu được:
- Báo cáo trình bày nội dung đề tài.
- Tích hợp bài toán AHP chuẩn hoá vector vào phần mềm ArcGis.
- Tài liệu hướng dẫn cài đặt và hướng dẫn sử dụng ứng dụng.
- Ứng dụng được một phần kiến thức trong quá trình học tập vào thực tế.
Nội dung:
Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.3. Nội dung thực hiện1.4. Phương pháp nghiên cứu
1.5. Giới hạn đề tài
Chương 2
TỔNG QUAN
2.1. Giới thiệu Decision Support Systems và Analytic Hierarchy Process chuẩn hoá
vector2.1.1. Decision Support Systems – DSS
2.1.1.1. Thế nào là ra quyết định
2.1.1.2. Hệ hỗ trợ ra quyết định
2.1.2. Analytic Hierarchy Process chuẩn hoá vector
2.2. Tìm hiểu phần mềm ArcGis và Visual Basic for Applications
2.2.1. Tìm hiểu về phần mềm ArcGis
2.2.1.1. Hệ thống thông tin địa lý GIS
2.2.2.2. Tìm hiểu về phần mềm ArcGis
2.2.3. Tìm hiểu về Visual Basic for Application
2.3. Một vài nghiên cứu ứng dụng tính toán hệ hỗ trợ ra quyết định
2.3.1. Phần mềm Make it Rational
2.3.2. Phần mềm DecisionPad v3
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Tìm hiểu bài toán AHP chuẩn hoá vector
3.2. Thiết kế hệ thống
3.2.1. Sơ đồ thuật toán
3.2.2. Sơ đồ thuật giải
3.3.1. Nhập tên từng nhân tố
3.3. 2. Nhập giá trị cho ma trận ý kiến chuyên gia
3.3.3. Sửa các giá trị ma trận ý kiến chuyên gia
3.3.4. Kết quả
CHƯƠNG 4
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
4.1.Kết luận
4.2.Kiến nghị
Tài liệu tham khả
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Xem thêm tại: [sociallocker id="2256"]https://drive.google.com/file/d/1d-Z3LHbFmaseeaQ1-1OBBb-q-ZrARPvs/view[/sociallocker]

Coi bài nguyên văn tại :
Tích hợp bài toán AHP (Analytic Hierarchy process) chuẩn hóa vector vào phần mên Arcgis

9 thg 4, 2018

Ứng dụng GIS và ALES đánh giá thích nghi cây mía tại tỉnh Long An

Tác giả: Nguyễn Quỳnh Anh
Nguồn: Nguyễn Quỳnh Anh - Bộ môn Tài nguyên và GIS - Khoa Môi trường và Tài nguyên - Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh
Tóm tắt: Trong quá trình thực hiện, nghiên cứu đã tiến hành thu thập tài liệu, số liệu đất đai, sản lượng, diện tích, các yếu tố ảnh hưởng tới cây mía, các dữ liệu bản đồ... làm dữ liệu đầu vào cho quá trình đánh giá. Nghiên cứu sử dụng cách tiếp cận tích hợp GIS và ALES để đánh giá thích nghi tự nhiên cây mía theo 4 tính chất đất đai bao gồm loại đất, tầng dày của đất, khả năng tưới và lượng mưa, cho ra bản đồ thích nghi cây mía trên địa bàn tỉnh Long An. Từ đó, đề xuất những diện tích phù hợp phát triển cây mía trên địa bàn tỉnh. Kết quả cho thấy trên diện tích được đánh giá là 431.891,73 ha, chỉ có 0,01% diện tích có mức thích nghi cao. Diện tích khu vực ứng với mức thích nghi trung bình, kém và không thích nghi chiếm tỉ lệ lần lượt là 20,75%, 17,46% và 61,78%. Sau khi chồng lớp với bản đồ sử dụng đất năm 2005, nghiên cứu đề xuất diện tích thích hợp cho trồng mía trên địa bàn tỉnh Long An vào khoảng 61.040,79 ha, phân bố ở Tp. Tân An và 11 trong tổng số 13 huyện (ngoại trừ 2 huyện Tân Hưng và Vĩnh Hưng). Với kết quả này, có thể là thông tin tham khảo hữu ích cho công tác lập quy hoạch vùng nguyên liệu mía trên địa bàn tỉnh trong thời gian sắp tới.

Nội dung:

Chương 1 MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.3. Giới hạn đề tài
Chương 2 TỔNG QUAN
2.1. Giới thiệu về cây mía
2.1.1. Nguồn gốc, lịch sử phát triển
2.1.2. Giá trị kinh tế
2.1.3. Yêu cầu sinh thái
2.2. Đánh giá thích nghi đất đai
2.2.1. Một số khái niệm cơ bản
2.2.2. Tiến trình đánh giá đất đai
2.2.3. Cấu trúc phân loại khả năng thích nghi đất đai
2.2.4. Phương pháp xác định khả năng thích nghi đất đai
2.3. Phần mềm Đánh giá đất đai tự động (ALES)
2.3.1. Giới thiệu ALES
2.3.2. Đặc điểm nổi bật của ALES trong đánh giá đất
2.4. Hệ thống Thông tin Địa lý (GIS)
2.4.1. Định nghĩa
2.4.2. Thành phần
2.4.3. Chức năng
2.5. Tình hình nghiên cứu ứng dụng GIS và ALES trong
đánh giá thích nghi đất đai
2.5.1. Trên thế giới
2.5.2. Ở Việt Nam
2.6. Đặc điểm khu vực nghiên cứu
2.6.1. Điều kiện tự nhiên
2.6.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Chương 3 PHƯƠNG PHÁP
3.1. Thu thập dữ liệu
3.2. Phương pháp thực hiện
3.2.1. Lựa chọn các tính chất đất đai
3.2.2. Phân cấp thích nghi các tính chất đất đai
3.2.3. Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai
Chương 4 KẾT QUẢ, THẢO LUẬN
4.1. Bản đồ thích nghi cây mía
4.2. Chồng lớp bản đồ thích nghi với bản đồ sử dụng đất năm 2005
4.3. Bản đố đề xuất đất trồng mía
Chương 5 KẾT LUẬN LUẬN, KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận
5.2. Kiến nghị

Xem thêm tại:

[sociallocker id="2256"]https://drive.google.com/file/d/1bLpNrAyrhdaUpRCWJlg6FDAA7ldufE1O/view[/sociallocker]

Xem bài nguyên mẫu tại :
Ứng dụng GIS và ALES đánh giá thích nghi cây mía tại tỉnh Long An

8 thg 4, 2018

Ứng dụng mô hình SWAT đánh giá chất lượng nước mặt lưu vực sông La Ngà

Tác giả: Nguyễn Đỗ Ngọc Uyên - Nguồn: Nguyễn Đỗ Ngọc Uyên - Bộ môn Tài nguyên và GIS - Khoa Môi trường và Tài nguyên - Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh

Tóm tắt:

Sông La Ngà là một phụ lưu của lƣu vực sông Đồng Nai, bắt nguồn từ cao nguyên Di Linh, Lâm Đồng với diện tích 4.010 km2 chảy qua địa bàn các huyện Bảo Lộc (Lâm Đồng), Tánh Linh (Bình Thuận), Tân Phú, Định Quán (Đồng Nai). Quá trình phát triển kinh tế - xã hội trên lưu vực đã và đang đặt ra những vấn đề bức xúc đối với công tác quản lý, khai thác và bảo vệ tài nguyên nƣớc. Do vậy, việc đánh giá chất lƣợng nƣớc trên lƣu vực là rất cần thiết. Mục tiêu của đề tài là ứng dụng mô hình SWAT mô phỏng, đánh giá lƣu lƣợng dòng chảy và chất lƣợng nƣớc trên lƣu vực sông La Ngà giai đoạn 1997 - 2010. Dữ liệu cần thiết cho nghiên cứu đƣợc thu thập từ nhiều nguồn khác nhau. Dữ liệu DEM đƣợc lấy từ dữ liệu ASTER GDEM của METI/NASA, với độ phân giải không gian 30 m, sử dụng để phân chia lƣu vực. Bản đồ sử dụng đất năm 2000 và bản đồ thổ nhƣỡng đƣợc cung cấp bởi Viện Quy hoạch Thủy lợi miền Nam (VQHTLMN) sau khi biên tập đƣợc sử dụng để phân tích đơn vị thủy văn. Dữ liệu thời tiết (1997 – 2010) tại 3 trạm (Bảo Lộc, Tà Pao và Xuân Lộc) bao gồm dữ liệu lượng mưa, nhiệt độ không khí, độ ẩm không khí, tốc độ gió, bức xạ Mặt Trời được cung cấp bởi VQHTLMN và Dự án Quan trắc Lƣợng mƣa Toàn cầu thuộc Chương trình Nghiên cứu Khí hậu Toàn cầu. Dữ liệu quan trắc lƣu lƣợng dòng chảy và chất lượng nƣớc do VQHTLMN, Phòng Quan trắc Môi trƣờng - Sở Tài nguyên và Môi trường Đồng Nai cung cấp đƣợc sử dụng để kiểm tra độ chính xác kết quả mô phỏng theo hai thời kỳ 1997 – 2001 (trƣớc khi có công trình thủy điện Hàm Thuận – Đa Mi) và thời kỳ 2002 – 2003. Kết quả cho thấy, vào mùa khô, giá trị lƣu lƣợng dòng chảy mô phỏng tƣơng đối tƣơng đồng với giá trị lƣu lƣợng dòng chảy thực đo; vào mùa mưa, giá trị lƣu lƣợng dòng chảy mô phỏng cao hơn giá trị lƣu lƣợng dòng chảy mô phỏng. Giá trị lƣu lƣợng dòng chảy theo tháng được mô phỏng dựa trên giá trị tính toán lượng mƣa trung bình tháng. Vì vậy, kết quả mô phỏng lưu lượng dòng chảy theo tháng nhìn chung tốt hơn kết quả mô phỏng lƣu lƣợng dòng chảy theo ngày. Chỉ số R2 nằm trong khoảng chấp nhận đƣợc (0,331 – 0,944), thể hiện tƣơng quan giữa giá trị lưu lượng dòng chảy thực đo và mô phỏng tại Tà Pao và Phú Điền. Chỉ số NSI khá tốt trong hai năm 1997 và 1998, dao dộng từ 0,004 đến 0,724; tuy nhiên, chỉ số NSI lại không đƣợc tốt từ khi công trình thủy lợi Hàm Thuận – Đa Mi đi vào hoạt động năm 2001, chỉ số NSI đột ngột xuống thấp vào năm 2002, 2003. Từ đó cho thấy giá trị lưu lượng dòng chảy thực đo và mô phỏng chênh lệch khá cao trong hai năm này. Điều này chứng tỏ lƣu lƣợng dòng chảy chịu tác động bởi công trình thủy điện. Đánh giá độ chính xác kết quả mô phỏng chất lƣợng nƣớc qua sáu thông số bao gồm oxi hòa tan (DO), ammonia (NH4 +), nitrit (NO2-,)nitrat (NO3-), phosphat (PO43-), tổng chất rắn lơ lửng (TSS) cho thấy R2 dao động sấp xỉ từ 0 đến 0,4; NSI dao động sấp xỉ từ -188 đến -2; các giá trị mô phỏng đều thấp hơn giá trị thực đo và độ tin cậy của mô hình không cao. Nguyên nhân do thiếu dữ liệu đầu vào về nguồn gây ô nhiễm dạng điểm và dạng phân tán nên độ chính xác của mô hình mô phỏng chất lƣợng nƣớc chƣa đạt độ chính xác theo yêu cầu đặt ra. Bên cạnh đó, khảo sát đƣợc mối quan hệ giữa lƣu lƣợng dòng chảy với các thông số chất lƣợng nƣớc cho thấy hầu hết các thông số chất lƣợng nước đều có mối tƣơng quan thuận với lƣu lƣợng dòng chảy. Cuối cùng, tiến hành so sánh giá trị chất lƣợng nƣớc thực đo năm 2010 với Quy chuẩn Kĩ thuật Quốc gia về Chất lượng nƣớc mặt (QCVN 08:2008/BTNMT) cho thấy các thông số chất lượng nước hầu như đều phù hợp với các mục đích sử dụng khác nhau trên lưu vực sông La Ngà; ngoại trừ hàm lượng chất rắn lơ lửng vượt quy chuẩn vào tháng X. Kết quả của nghiên cứu cung cấp thông tin hữu ích hỗ trợ công tác giám sát, quản lý nguồn nước hiệu quả.

Nội dung:

  1. MỞ ĐẦU

1.1. Tính cấp thiết của đề tài

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.3.1. Đối tượng nghiên cứu

1.3.2. Phạm vi nghiên cứu

  1. TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1. Giới thiệu về chất lượng nước

2.1.1. Các khái niệm

2.1.2. Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng nƣớc

2.1.3. Nguồn gây ô nhiễm nước

2.1.4. Hiện tượng lan truyền chất trong môi trƣờng nƣớc

2.2. Phương pháp mô phỏng, đánh giá chất lượng nước

2.2.1. Lấy mẫu trực tiếp

2.2.2. Mô hình toán

2.3. Hệ thống thống tin địa lý (GIS)

2.3.1. Định nghĩa GIS

2.3.2. Thành phần của GIS

2.3.3. Chức năng của GIS

2.4. Mô hình SWAT

2.4.1. Tổng quan về mô hình SWAT

2.4.2. Nguyên lý mô hình SWAT

2.5. Tổng quan tình hình nghiên cứu

2.5.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới

2.5.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam

  1. ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU

3.1. Vị trí địa lý

3.2. Điều kiện tự nhiên

3.2.1. Địa hình

3.2.2. Sông ngòi

3.2.3. Khí hậu

3.2.4. Thủy văn

3.3. Hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội

3.3.1. Tình hình phát triển dân cư

3.3.2. Tình hình phát triển các ngành kinh tế

  1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1. Tiến trình thực hiện

4.2. Thu thập, xử lý dữ liệu

4.2.1. Cấu trúc tổng quát của tập tin dữ liệu đầu vào và đầu ra của SWAT

4.2.2. Cấu trúc dữ liệu đầu vào

4.2.3. Thu thập dữ liệu lưu lượng dòng chảy và chất lượng nước thực đo

4.2.4. Xử lý dữ liệu đầu vào theo định dạng yêu cầu của SWAT

4.3. Tiến trình chạy mô hình SWAT

4.3.1. Phân chia lƣu vực

4.3.2. Phân tích đơn vị thủy văn

4.3.3. Nhập dữ liệu thời tiết

4.3.4. Chạy mô hình

4.3.5. Đánh giá mô hình

  1. KẾT QUẢ, THẢO LUẬN

5.1. Đánh giá độ chính xác của kết quả mô phỏng LLDC (1997 – 2003)

5.2. Đánh giá độ chính xác của kết quả mô phỏng CLN (2010)

5.3. Mối quan hệ giữa LLDC và các thông số CLN

5.4. So sánh giá trị CLN với Quy chuẩn

  1. KẾT LUẬN, ĐỀ XUẤT

    Xem thêm tại: [sociallocker id="2256"]https://drive.google.com/file/d/13bwlynvuqqmyATFxZHAGJWdsBU3-W5LU/view[/sociallocker]

Coi bài nguyên văn tại :
Ứng dụng mô hình SWAT đánh giá chất lượng nước mặt lưu vực sông La Ngà

7 thg 4, 2018

Ứng dụng mô hình MIKE 11 đánh giá chất lượng nước trên lưu vực hạ lưu sông Đồng Nai

Tác giả: Ngô Thị Ngọc Tuyền

Nguồn: Ngô Thị Ngọc Tuyền - Bộ môn Tài nguyên và GIS - Khoa Môi trường và Tài nguyên

Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh

Tóm tắt:

Phương pháp tiếp cận đề tài là ứng dụng GIS và mô hình thủy động lực học truyền chất MIKE 11 để mô phỏng chất lượng nước lưu vực hạ lưu sông Đồng Nai. Theo đó, công nghệ GIS được ứng dụng để phân tích số liệu đầu vào cũng như kết quả đầu ra của mô hình; mô hình MIKE 11 mô phỏng lan truyền chất nhằm đánh giá được một cách toàn diện diễn biến về xâm ngập mặn và chất lượng nước trong vùng hạ lưu lưu vực sông Đồng Nai.

Kết quả đạt được là là xây dựng được bản thông số chất lượng nước của lưu vực hạ lưu sông Đồng Nai. Kết quả phần nào đánh giá được chất lượng nước của lưu vực hạ lưu sông Đồng Nai và đưa ra một số biện pháp kiến nghị đề xuất.

Nội dung:

  1. MỞ ĐẦU
  2. Tính cấp thiết của đề tài
  3. Mục tiêu tổng quát

III. Nội dungIV. Phạm vi nghiên cứu

  1. TỔNG QUAN
  2. Tổng quan khu vực nghiên cứu

1.1. Vùng nghiên cứu

1.2. Đặc điểm khí tượng, thủy văn và xâm nhập mặn

1.3. Địa hình và hệ thống sông kênh

1.4. Phân bố dân cư

1.5. Phân bố khu công nghiệp

1.6. Các yếu tố tác động đến chất lượng nước trong lưu vực

  1. Tổng quan hệ thống thông tin địa lí (GIS)

2.1. Định nghĩa.

2.2. Lịch sử phát triển

2.3. Các thành phần chính của GIS

2.4. Mô hình dữ liệu của GIS.

2.5. Chức năng của GIS

2.6. Ứng dụng của GIS

III. Mô hình MIKE 11

3.1. Định nghĩa:

3.2. Mô đun mô hình MIKE11

3.3. Cơ sở lý thuyết mô hình chất lượng nước (AD, ECOLAB)

  1. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
  2. Vật liệu. II. Nôi dung và Phương pháp.

2.1. Chương trình tính :

2.2. Nội dung nghiên cứu

III. Phương pháp nghiên cứu:

  1. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
  2. Thời gian mô phỏng và khai thác kết quả
  3. Kết quả mô phỏng chất lượng nước mùa khô năm 2010

2.1. Diễn biến xâm ngập mặn mùa khô năm 2010

2.2. Diễn biến mặn khu vực Nội Đồng

2.3. Diễn biến mặn trên toàn vùng

2.4. Diễn biến chất lượng nước mùa khô năm 2010.

Xem thêm tại: [sociallocker id="2256"]https://drive.google.com/file/d/1JgkyZzCb904sIit0Q8nECeozC2C0ODpe/view[/sociallocker]

Xem nguyên bài viết tại :
Ứng dụng mô hình MIKE 11 đánh giá chất lượng nước trên lưu vực hạ lưu sông Đồng Nai

6 thg 4, 2018

Ứng dụng GIS hỗ trợ phân tích kinh doanh cho hệ thống cửa hàng bán lẻ sản phẩm Vinamilk áp dụng trong phạm vi quận Thủ Đức

Tác giả: Lê Thị Dung

Nguồn: Lê Thị Dung - Bộ môn Tài nguyên và GIS - Khoa Môi trường và Tài nguyên - Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh

Tóm tắt:

  • Tìm hiểu, thu thập dữ liệu về các cửa hàng sữa trên địa bàn quận Thủ Đức.
  • Nghiên cứu các mô hình bán lẻ, phân tích kinh doanh và áp dụng vào tính
  • thị phần của các cửa hàng sữa trong khu vực nghiên cứu.
  • Đặt ra và giải bài toán giả định đầu tƣ.
  • Tìm hiểu lập trình trong môi trƣờng ArcMap với ngôn ngữ lập trình VBA.

Dựa trên nền tảng đó xây dựng các công cụ hiển thị, cập nhật và phân tích dữ liệu hỗ trợ quản lý thị trƣờng sữa trên địa bàn.

Đề tài đạt đƣợc những kết quả cụ thể nhƣ sau:

  • Tiếp cận môi trƣờng lập trình trong ArcMap.
  • Phân tích kinh doanh và thị trƣờng sữa trong khu vực nghiên cứu.
  • Xây dựng dữ liệu về các cửa hàng sữa trên địa bàn quận Thủ Đức.
  • Xây dựng công cụ hiển thị, cập nhật và phân tích dữ liệu thu thập.
  • Đặt ra và giải quyết đƣợc bài toán hỗ trợ xây dựng hệ thống bán lẻ.

Nội dung:

  1. MỞ ĐẦU

1.1. Tính cấp thiết của đề tài

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.3.1. Đối tượng nghiên cứu

1.3.2. Phạm vi nghiên cứu

  1. TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan đối tƣợng nghiên cứu

2.1.1. điể Việt Nam

2.1.2. điể

2.1.3. Công ty Vinamilk

2.2. Tổng quan khu vực nghiên cứu

2.2.1. Vị trí địa lý

2.2.2. Sản xuất nông nghiệp

2.2.3. Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp

2.2.4. Thương mại – dịch vụ

2.3. Tổng quan cơ sở lý thuyết

2.3.1. Hệ thống thông tin địa lý - GIS

2.3.2. Geomaketing

2.4. Các mô hình phân tích

2.4.1. Thống kê không gian

2.4.2. Cơ sở lý thuyết tổ hợp

2.4.3. Thuật toán vét cạn

2.4.4. Phƣơng pháp phân loại Natural Breaks

2.4.5. Mô hình bán lẻ

2.5. Tình hình nghiên cứu liên quan đến vấn đề nghiên cứu

2.5.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới

2.5.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam

  1. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

3.1. Phương pháp nghiên cứu

3.1.1. Quy trình thực hiện

3.1.2. Quy trình xác định hệ số của các trung tâm kinh tế

3.2. Dữ liệu thu thập

3.2.1. Quy trình thu thập và chuẩn hóa dữ liệu

3.2.2. Cơ sở dữ liệu

3.3. Lâp trình trong môi trƣờng ArcMap34

  1. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH VÀ CÔNG CỤ PHẦN MỀM

4.1.Phân tích kinh doanh

4.1.1. Xu hướng phát triển của các cửa hàng

4.1.2. Xác xuất người tiêu dùng lựa chọn khu vực mua hàng

4.1.3. Lập công thức đề xuất để xác định quy mô của các cửa hàng

4.1.4. Phân tích thị phần

4.1.5. Phân nhóm cửa hàng

4.2.Công cụ khai thác dữ liệu

4.2.1. Công cụ hiển thị dữ liệu

4.2.2. Công cụ thêm cửa hàng mới

4.2.3. Công cụ cập nhật thông tin cửa hàng

4.2.4. Công cụ tìm kiếm thông tin cửa hàng

4.3.Bài toán hỗ trợ xây dựng hệ thống bán lẻ

4.3.1. Bài toán

4.3.2. Quy trình xử lý đề xuất

4.3.3. Cơ sở và mô hình toán học

4.3.4. Công cụ hỗ trợ phần mềm

  1. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

    Xem thêm tại : [sociallocker id="2256"]https://drive.google.com/file/d/1_dqlkEMdQlBj0f_8vtNRq_F9H5Sc9zmq/view[/sociallocker]

Xem bài nguyên mẫu tại :
Ứng dụng GIS hỗ trợ phân tích kinh doanh cho hệ thống cửa hàng bán lẻ sản phẩm Vinamilk áp dụng trong phạm vi quận Thủ Đức

5 thg 4, 2018

Mô phỏng ngập lụt vùng hạ lưu lưu vực sông Đăk Bla sử dụng mô hình HEC-RAS và công cụ HEC-GeoRAS

Tác giả: Dương Đặng Minh Phước

Nguồn: Dương Đặng Minh Phước - Bộ môn Tài nguyên và GIS - Khoa Môi trường và Tài nguyên - Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.

Tóm tắt:

Phương pháp tiếp cận của đề tài là tích hợp công nghệ GIS với các mô hình tính toán thủy lực HEC-RAS với sự hỗ trợ của công cụ HEC-GeoRAS đƣợc tích hợp trong phần mềm ArcMap. Theo đó, công nghệ GIS sẽ được áp dụng để biên tập cơ sở dữ liệu cho mô hình HEC-RAS tính toán, mô phỏng hoạt động của lũ theo độ sâu mặt nƣớc, diện ngập. Sau quá trình tính toán của mô hình HEC-RAS, các kết quả sẽ đƣợc chuyển ngược lại GIS bằng sự hỗ trợ của công cụ HEC-GeoRAS và GIS sẽ dùng các số liệu đó để thành lập bản đồ mô phỏng ngập lụt.

Kết quả đạt được của tiểu luận là thành lập đƣợc bản đồ ngập lụt của khu vực hạ lưu lưu vực sông Đắk Bla trong tháng 9 và 10 năm 2009 với độ biến thiên của lũ theo ngày và thể hiện đƣợc các thông tin đặc trƣng của lũ về diện ngập, độ sâu mặt nƣớc, tốc độ dòng chảy. Kết quả đạt đƣợc sẽ hỗ trợ hiệu quả cho công tác phòng chống lụt bão, quy hoạch để chống lại thiên tai trong khu vực. Bên cạnh đó, cũng đã chứng mình cách tiếp cận tích hợp công nghệ GIS và các mô hình thủy lực như HEC-RAS là phương pháp hiện đại, có hiệu quả cao, phù hợp với lƣu vực sông Đắk Bla và là nền tảng cho nhiều nghiên cứu trong tương lai.

Nội dung:

  1. MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

1.3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

1.4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tà

i2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Tổng quan khu vực nghiên cứu

2.1.1. Vị trí địa lí 2.1.2. Địa hình

2.1.3. Khí hậu

2.1.4. Thủy văn

2.1.5. Kinh tế xã hội

2.1.6. Tình hình ngập lụt

2.2. Tổng quan GIS

2.2.1. Định nghĩa

2.2.2. Thành phần của GIS

2.2.3. Chức năng của GIS

2.3. Mô phỏng ngập lụt

2.3.1. Lũ lụt

2.3.2. Bản đồ ngập lụt

2.4. Mô hình thủy lực HEC-RAS và công cụ HEC-GeoRAS

2.4.1. Mô hình thủy lực HEC-RAS

2.4.2. Công cụ HEC-GeoRAS

2.5. Tình hình nghiên cứu mô phỏng ngập lụt trong và ngoài nƣớc

2.5.1. Các nghiên cứu trên thế giới

2.5.2. Nghiên cứu tại Việt Nam

  1. DỮ LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP

3.1. Thu thập dữ liệu

3.1.1. Tài liệu mô hình số độ cao (DEM

3.1.2. Tài liệu thủy văn

3.1.3. Dữ liệu sử dụng đất

3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 3.2.1. Sơ đồ tiến trình thực hiện

3.2.2. Biên tập dữ liệu đầu vào cho HEC-RAS sử dụng HEC-GeoRAS

3.2.3. Tính toán thủy lực trong HEC-RAS

3.2.4. Thành lập bản đồ ngập lụt trong HEC-GeoRAS

  1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

    Xem thêm tại:[sociallocker id="2256"]https://drive.google.com/file/d/1GSEkyLzsi60wJOvG6MMxqXctYlihDlEh/view[/sociallocker]

Xem bài nguyên mẫu tại :
Mô phỏng ngập lụt vùng hạ lưu lưu vực sông Đăk Bla sử dụng mô hình HEC-RAS và công cụ HEC-GeoRAS

4 thg 4, 2018

Ứng dụng GIS hỗ trợ sinh viên hoạch định cuộc sống: Áp dụng thí điểm sinh viên trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh

Tác giả: Đỗ Thế Dũng

Nguồn: Đỗ Thế Dũng - Bộ môn Tài nguyên và GIS - Khoa Môi trường và Tài nguyên - Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh

Tóm tắt:

  • Tìm hiểu về cuộc sống sinh viên trường đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh.
  • Tìm hiểu thực trạng các quán ăn trên địa bàn phường Linh Trung - Thủ Đức khu vực gần trường đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh.
  • Tìm hiểu công cụ phân tích thống kê Spatial Analysis trên phần mềm ArcMap.
  • Tìm hiểu lập trình trong môi trường ArcMap với ngôn ngữ lập trình VBA.
  • Tìm hiểu lập trình Mobile Web trên di động .

Trên nền tảng đó xây dựng các công cụ hỗ trợ hiển thị, cập nhật và tìm kiếm hỗ trợ sinh viên hoach định cuộc sống trên địa bàn gần trường đại học Nông Lâm thành phố.

Hồ Chí Minh.

Kết quả thu được:

  • Tiếp cận phương pháp xây dựng công cụ trên hệ thống ArcMap
  • Xây dựng cơ sở dữ liệu lưu trữ dữ liệu hàng quán
  • Xây dựng công cụ hỗ trợ hiển thị, cập nhật và tìm kiếm

Nội dung:

1 ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1. Tính cấp thiết của đề tài

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

1.3. Phạm vi nghiên cứu

2 TỔNG QUAN

2.1. Thông tin về trường đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh

2.2. Thông tin về địa bàn gần trường đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh

2.3. Tổng quan về lập trình

2.3.1. Tổng quan về phần mềm ArcGIS

2.3.2. Lập trình trong môi trường ArcMap

2.3.3. Lập trình Mobile Web

2.3.3.1. Tổng quan về Mobile Web

2.3.3.2. Vị trí địa lý (Geolocation) và bản đồ trên Mobile Web

3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Khảo sát thông tin sinh viên trường Đại Học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh

3.1.1. Giới tính, quê quán và tình trạng kinh tế gia đình

3.1.2. Tiền gia đình gửi hàng tháng và tiền sinh viên làm thêm

3.1.3. Bữa ăn hàng ngày của sinh viên

3.2. Thu thập dữ liệu hàng quán

3.2.1. Thu thập thông tin vị trí không gian địa lý hàng quán

3.2.2. Thu thập thông tin về quán ăn

3.3. Một số thống kê cơ bản

3.3.1. Phân tích thống kê không gian hàng quán ăn

3.3.1.1. Giá trị trung bình

3.3.1.2. Tâm trung bình

3.3.1.3. Khoảng cách chuẩn trong không gian

3.3.1.4. Elip độ lệch chuẩn

3.3.1.5. Nguyên tắc và cách thực hiện phân tích thống kê không gian

3.3.2. Phân nhóm dữ liệu không gian hàng quán ăn

3.3.2.1. Nguyên tắc chung của phương pháp phân nhóm

3.3.2.2. Xác định số nhóm.

3.3.2.3. Các phương pháp phân nhóm

3.3.2.4. Đánh giá kết quả phép phân nhóm

3.3.2.5. Thể hiện phương pháp phân nhóm hàng quán.

4 XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU VÀ MỘT SỐ ỨNG DỤNG

4.1. Xây dựng cơ sở dữ liệu

4.1.1. Các lớp dữ liệu nền

4.1.2. Lớp dữ liệu các hàng quán

4.2. Xây dựng ứng dụng cập nhật dữ liệu trên ArcGis – Desktop

4.2.1. Công cụ hiển thị dữ liệu hàng quán

4.2.2. Công cụ thêm mới vị trí hàng quán

4.2.3. Công cụ cập nhật thông tin và xóa vị trí hàng quán

4.2.4. Công cụ tìm kiếm vị trí hàng quán

4.3. Xây dựng trang Web Mobile trên thiết bị di động

4.3.1. Sơ đồ lớp trang Web Mobile

4.3.2. Cài đặt và sử dụng chương trình tạo máy chủ localhost

4.3.3. Giao diện trang Web cho người dùng

4.3.4. Chức năng xác định vị trí hiện tại của thiết bị di động

5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

Xem thêm tại :[sociallocker id="2256"]https://drive.google.com/file/d/1_7A6891cV4ANOynQYArFuIhYkdxYz5V_/view[/sociallocker]

Coi nguyên bài viết ở :
Ứng dụng GIS hỗ trợ sinh viên hoạch định cuộc sống: Áp dụng thí điểm sinh viên trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh