23 thg 3, 2018

Áp dụng mô hình AREMOD và kỹ thuật GIS để mô phỏng chất lượng không khí tại sông Thị Vải

Tác giả : Nguyễn Thị Hồng Nhung

Nguồn: Nguyễn Thị Hồng Nhung - Bộ môn Tài nguyên và GIS - Khoa Môi trường và Tài nguyên - Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh

Tóm tắt:

Khóa luận tốt nghiệp “Ứng dụng mô hình AERMOD và kỹ thuật GIS mô phỏng chất lƣợng không khí tại khu vực sông Thị Vải” đã đựợc thực hiện trong khoảng thời gian từ ngày 01/03/2016 đến ngày 31/05/2016.

Khu vực sông Thị Vải rất thuận lợi về giao thông, cảng biển nên thu hút nhiều nhà đầu tƣ. Trên lƣu vực sông Thị Vải có nhiều KCN đang hoạt động như: KCN Nhơn Trạch 1, 2, 3, 4, KCN Gò Dầu, Cái Mép, Mỹ Xuân A, Phú Mỹ 3. Và nhiều dự án công nghiệp khác đang được đề xuất. Với sự phát triển ngành công nghiệp, kéo theo những vấn đề khó khăn về công tác quản lý môi trƣờng. Do đó việc đánh giá chất lượng không khí là rất cần thiết. Mục tiêu của đề tài là mô phỏng chất lƣợng không khí, từ đó đánh giá và thành lập bản đồ chất lượng không khí khu vực nghiên cứu năm 2014. Dữ liệu cần thiết cho nghiên cứu bao gồm: thông tin về 50 điểm nguồn ; thông số về các chất SO2, CO, NOx, TSP, THC/VOC và dữ liệu khí tượng. Điểm nguồn đƣợc chia thành 2 cụm: cụm 1 phân bố tập trung ở KCN Nhơn Trạch; cụm 2 tập trung chủ yếu KCN Gò Dầu, Mỹ Xuân A. Kết quả chạy mô hình lan truyền ô nhiễm không khí AERMOD cho thấy trong năm 2014, tại khu vực nghiên cứu mức độ lan truyền không khí trên khu vực nghiên cứu diễn biến khá phức tạp, phân bố nồng độ các chất SO2, CO, NOx, TSP, THC/VOC ở bán kính 1000m về hướng Bắc (so với điểm nguồn thải) cao hơn và cao nhất so với các hƣớng còn lại, về hƣớng Tây Nam là thấp nhất. Riêng nồng độ THC/VOC thấp nhất tập trung về hướng Đông Nam. Nguyên nhân do khu vực nghiên cứu nằm ở vị trí địa lý chịu ảnh hƣởng của gió tín phong quanh năm, kết hợp với yếu tố địa hình phía Đông giáp biển, phía Tây là đồi núi thấp. Do đó khu vực này thƣờng xuyên có gió Tây Nam và Đông Nam. Kết quả phân bố nồng độ các chất ô nhiễm ở 2 cụm, không có sự khác biệt nhiều. Các chất gây ô nhiễm như: SO2, CO, NOx, TSP ở cụm 1 thấp hơn cụm 2, nhƣng sự chênh lệch giữa 2 cụm không vượt quá1(μg/m3). Chất gây ô nhiễm THC/VOC ở cụm 1 cao hơn cụm 2, cao hơn 0,1 (μg/m3).Do các yếu tố tự nhiên nhƣ địa hình, vị trí địa lý, khí tƣợng không có sự khác biệt lớnở 2 cụm điểm nguồn thải và loại nguồn thải chủ yếu là lò Đốt, lò Hơi, lò Sấy. Kết quả kiểm định mô hình AERMOD với chất NOx và CO như sau: hệ số tƣơng quan R2 là 0,9(NOx) và 0,9(CO) ; chỉ số NSI là 0,6(NOx) và 0,7(CO) nằm trong khoảng giá trị chấp nhận. Tuy nhiên mặt hạn chế là không kiểm định đƣợc các chất sau: SO2, TSP, THC/VOC. Cuối cùng tiến hành so sánh kết quả nồng độ các chất SO2, CO, NOx, TSP,THC/VOC với quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về chất lượng không khí xung quanh (QCVN 05: 2013/BTNMT). Cho thấy các thông số đều thấp hơn so với quy chuẩn. Do đó chất lượng không khí tại khu vực nghiên cứu tốt.

Nội dung:

  1. MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.3.1. Đối tượng nghiên cứu

1.3.2. Phạm vi nghiên cứu

1.4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

1.4.1. Ý nghĩa khoa học

1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn

  1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Tổng quan về chất lượng không khí

2.1.1. Những thuật ngữ chất lượng không khí xung quanh

2.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng không khí

2.2. Giới thiệu sơ lược về các chất nghiên cứu (CO, SO2, NOx, TSP, THC/VOC

2.3. Tổng quan về mô hình AERMOD

2.3.1. Giới thiệu về mô hình AERMOD

2.3.2. Nguyên lý của mô hình AERMOD

2.4. Tổng quan về khu vực nghiên cứu

2.4.1. Điều kiện tự nhiên

2.4.2. Tình hình chất lượng không khí trên khu vực nghiên cứu

2.5. Một số nghiên cứu trong và ngoài nước

  1. DỮ LIỆU, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Dữ liệu nghiên cứu

3.1.1. Cấu trúc dữ liệu đầu vào cho mô hình AERMOD

3.1.2. Thông tin điểm nguồn phát thải

3.2. Phương pháp nghiên cứu

3.2.1. Sơ đồ quy trình phương pháp nghiên cứu

3.2.2. Phương pháp mô hình AERMOD

3.2.3. Phương pháp kiểm định mô hình

3.2.4. Phương pháp công cụ GIS

  1. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 30

4.1. Kết quả kiểm định mô hình AERMOD

4.1.1. Thông số kiểm định

4.1.2. Kết quả kiểm định

4.2. Kết quả mô phỏng lan truyền ô nhiễm không khí

4.2.1. Kết quả nồng độ trung bình 1 giờ của SO2 năm 2014

4.2.2. Kết quả nồng độ trung bình 1 giờ của CO năm 2014

4.2.3 Kết quả nồng độ trung bình 1 giờ của NOx năm 2014

4.2.4. Kết quả nồng độ trung bình 1 giờ của TSP năm 2014

4.2.5. Kết quả nồng độ trung bình 1 giờ của THC/VOC năm 2014

Xem thêm tại: [sociallocker id="2256"]https://drive.google.com/file/d/1ccyJHgYtOXd6wYU-DzXG3jRXdW_fbT1N/view[/sociallocker]

Coi thêm tại :
Áp dụng mô hình AREMOD và kỹ thuật GIS để mô phỏng chất lượng không khí tại sông Thị Vải

Share this

0 Comment to "Áp dụng mô hình AREMOD và kỹ thuật GIS để mô phỏng chất lượng không khí tại sông Thị Vải"