28 thg 1, 2018

Ứng dụng gis trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học ở vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng

Khi môi trường sống ngày càng suy giảm, trực tiếp đe doạ sự tồn tại của nhiều loài sinh vật, công tác bảo tồn đa dạng sinh học hiện nay hơn lúc nào hết đang đứng trước những đòi hỏi cấp thiết nhất và công nghệ GIS là giải pháp tối ưu cho bài toán này. GIS được sử dụng để phân tích sự phân bố, đánh giá mức độ bảo tồn đối với một số thành phần loài; Phân tích mật độ quần thể; Dự báo quy luật phân bố; Tìm kiếm môi trường sống thích hợp cho những loài nguy cấp đồng thời GIS là công cụ hữu hiệu nhất trong công tác hoạch định chiến lược bảo tồn tài nguyên đa dạng sinh học.

2. Một số ứng dụng gis trong bảo tồn đa dạng sinh học ở vqg phong nha - kẻ bàng

Việt Nam là một trong 16 nước có đa dạng sinh học cao nhất thế giới (the World Conservation Monitoring Centre, 1992), là nơi tiềm ẩn một số lượng lớn các loài đặc hữu và quý hiếm của thế giới. Với việc thành lập hệ thống các Vườn quốc gia, Khu bảo tồn thiên nhiên, Khu dự trữ sinh quyển...Việt Nam được đánh giá cao trong các hoạt động bảo tồn thiên nhiên. Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng được thành lập vào năm 2001 với diện tích 85.754 ha và phần mở rộng 31.070 ha, được biết đến không chỉ có giá trị về mặt địa chất địa mạo, mà ngự trị trên đó là các giá trị đa dạng sinh học có tầm quan trọng toàn cầu. Được xếp vào danh sách các khu vực bảo tồn ĐDSH quan trọng ưu tiên trong “Kế hoạch hành động bảo tồn ĐDSH quốc gia” và “Chiến lược bảo tồn vùng sinh thái Trường Sơn”, là một trong 200 Trung tâm đa dạng sinh học của thế giới (WWF, 2000), là 2 trong số 60 vùng chim quan trọng của Việt Nam (Tổ chức Bảo tồn Chim quốc tế), là vương quốc của các loài linh trưởng (10/25 loài và phân loài có mặt ở Việt Nam).... Song, Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng cũng là điểm hấp dẫn đối với khai thác động thực vật quí, hiếm, khai thác các giá trị tự nhiên phục vụ cho phát triển kinh tế. Vì vậy để quản lý bảo vệ nguồn tài nguyên quý giá này đồng thời phát huy những giá trị tiềm ẩn và bảo tồn chúng cho hôm nay và cho thế hệ mai sau cần thiết phải có một công cụ đủ mạnh, tiến tiến và GIS là sự giải pháp tốt nhất.

[caption id="attachment_2288" align="aligncenter" width="340"]VQG Phong Nha - Kẻ Bàng phủ trên ảnh vệ tinh VQG Phong Nha - Kẻ Bàng phủ trên ảnh vệ tinh[/caption]

Vì lẽ đó, GIS được lựa chọn để quản lý ở Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng nhất là hiện nay ở đây chưa có công cụ tối ưu, khoa học và hiệu quả để quản lý và bảo tồn tài nguyên đa dạng sinh học. Mặc dù tiếp cận với công nghệ GIS khá muộn song Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng cũng đã có nhiều ứng dụng trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học.

2.1. Kiểm soát sự phân bố loài

Thế giới sinh vật xuất hiện trên Trái đất đã được hàng tỷ năm phát triển và đã có mặt ở hầu khắp các nơi và rất phồn thịnh. Hiện nay sự sống trên Trái đất đang bị đe doạ do các hoạt động của con người. Tốc độ diệt vong của các loài nhanh như hiện nay là cha từng có trong lịch sử. Loài người đang phá hủy một trong những nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá nhất mà không thể thay thế được trên thế giới là đa dạng sinh học, cơ sở của sự sống còn, sự thịnh vượng và sự phát triển bền vững của loài người. Đa dạng sinh học trước hết phải kể đến đa dạng thành phần loài. Đa dạng loài là sự phong phú về các loài trong các hệ sinh thái tại một vùng lãnh thổ xác định.

Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng với 15 kiểu sinh cảnh rộng lớn với 10 kiểu thảm thực vật quan trọng là môi trường sống lý tưởng cho các loài động thực vật cư ngụ. Hiện toàn Vườn có 2.651 loài thực vật bậc cao có mạch, 735 loài động vật có xương sống, 369 loài côn trùng... Chúng hầu hết là các loài bản địa tự nhiên trong khu vực. Trong số đó có tới 116 loài thực vật, 129 loài động vật được ghi trong sách đỏ Việt Nam, Nghị định 32 của Việt Nam và sách đỏ IUCN 2006 và có tới 28 loài động thực vật có giá trị kinh tế và khoa học cao đang bị đe dọa nguy cấp ở mức toàn cầu.

[caption id="attachment_2289" align="aligncenter" width="424"]Sơ đồ phân bố động thực vật quý hiếm Phân khu DVHC Sơ đồ phân bố động thực vật quý hiếm Phân khu DVHC[/caption]

Vì vậy việc ứng dụng công nghệ GIS vào kiểm soát sự phân bố loài là hết sức cấp bách và cần thiết. Trước hết GIS kết hợp với RS, GPS và quá trình điều tra khảo sát thực địa để thành lập bản đồ thảm thực vật, bản đồ phân bố các loài động thực vật hoang dã, các loài nguy cấp, quý hiếm nằm trong sách đỏ Việt Nam và thế giới. Kết hợp với những dữ liệu thuộc tính về tập tính sinh thái của từng loài, chúng ta dể dàng kiểm soát được sự phân bố của chúng làm cơ sở xác định hiện trạng các vùng được bảo vệ hoặc các vùng cần được bảo vệ, hình thành các tuyến tuần tra quản lý bảo vệ cho kiểm lâm. Thật thuận lợi biết bao khi chúng ta muốn nghiên cứu, tìm hiểu và bảo vệ loài Vượn Siki (Nomascus siki) mà đã biết chúng phân bố ở khu vực U Bò VQG Phong Nha -Kẻ Bàng trên địa hình núi đất.

Ngoài ra, hiện nay bằng nhiều nguồn khác nhau, nhiều loài sinh vật ngoại lai thâm nhập và đang phá hủy hệ sinh thái vốn có của tự nhiên. Hơn bao giờ hết kiểm soát những loài ngoại lai xâm hại, bảo vệ hệ sinh thái và quần xã đảm bảo môi trường sống tốt nhất cho các loài cần được ưu tiên trong chiến lược bảo tồn. Điều này được giải quyết một cách đơn gian trên công nghệ GIS

2.2. Xây dựng mô hình dự báo

Một phương pháp giúp cho công tác hoạch định chiến lược trong quản lý bảo tồn là công tác dự báo. Từ những nguồn dữ liệu khác nhau, GIS được sử dụng để tổng hợp, phân tích đánh giá sự phân bố, mật độ, tình trạng bảo tồn, phạm vi, quy mô của loài hay hệ sinh thái làm cơ sở xây dựng mô hình dự báo giúp các nhà quản lý tài nguyên, các nhà nghiên cứu và bảo tồn thiên nhiên xác định các loài có khả năng hiện diện trong vùng quản lý hay không? Những loài này được dùng làm chỉ thị cho đa dạng sinh học hoặc cho sự vắng mặt, đối với một vùng cụ thể. Ngoài ra, Công nghệ GIS kết hợp với viễn thám cho phép xây dựng các mô hình hóa điều kiện sống của loài như Vượn Siki (Nomascus siki), mô hình dự báo phân bố và biến động của các loài nguy cấp, quý hiếm trên cơ sở nghiên cứu mối quan hệ môi trường sống, tập tính sinh thái của từng loài và các số liệu biến động theo thời gian. Các kết quả phân tích có giá trị khoa học rất cao, phục vụ cho công tác nghiên cứu và hoạch định chiến lược bảo tồn.

Xem thêm tại:

[sociallocker id="2256"]http://bit.ly/2DVg3LL

Nguồn: Nguyễn Tiến Đạt Trung tâm Nghiên cứu Khoa học và Cứu hộ Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng Email: tiendat@phongnhakebang.vn

Đọc nguyên bài viết tại :
Ứng dụng gis trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học ở vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng

Share this

Artikel Terkait

0 Comment to "Ứng dụng gis trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học ở vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng"