13 thg 1, 2018

Nghiên cứu đánh giá chất lượng nước mặt khu vực ven biển cửa đáy ứng dụng công nghệ viễn thám

Quá trình phát triển các khu công nghiệp, các làng nghề và hoạt động nuôi trồng thuỷ hải sản tại khu vực Cửa Đáy đã mang lại nhiều lợi ích kinh tế. Tuy nhiên, bên cạnh sự phát triển ngày càng cao về kinh tế, các hoạt động trên cũng ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường tự nhiên, trong đó nguồn gây ô nhiễm chủ yếu là nguồn nước thải đổ ra từ các khu công nghiệp và các hoạt động làng nghề trên lưu vực sông Nhuệ-Đáy. Khu vực ven biển, như tại khu vực Cửa Đáy, thường là nơi có mật độ dân số cao, diện tích đất canh tác hạn hẹp, diện tích đất bị nhiễm mặn, nhiễm phèn chiếm tỷ lệ lớn. Đây là một trong các nguyên nhân chính hạn chế sự phát triển kinh tế xã hội của vùng và gây sức ép lớn đối với vấn đề ô nhiễm môi trường khu vực.

3. Kết quả, thảo luận Nghiên cứu đánh giá chất lượng nước mặt khu vực ven biển cửa đáy ứng dụng công nghệ viễn thám

3.1. Cơ sở nguồn tài liệu

Dữ liệu viễn thám với đặc điểm đa thời gian, được thu thập trong nhiều thời kỳ và phủ trùm cho cả một khu vực rộng là một công cụ hữu hiệu cho việc theo dõi các biến động về chất lượng môi trường nước mặt của khu vực nghiên cứu. Nguồn số liệu thu thập được bao gồm 22 số liệu đo đạc chất lượng nước được thực hiện vào cuối tháng 4 đầu tháng 5/2007 và các ảnh Landsat tại các thời điểm 29/9/2001, 10/10/2005, 1/5/2007 và 9/7/2009. Mẫu nước dùng để quan trắc chất lượng nước được lấy mẫu và bảo quản theo các tiêu chuẩn quốc gia (TCVN 5993:1995, TCVN 5993:1995 và TCVN 5993:1995). Phương pháp phân tích xác định các thông số chất lượng nước biển ven bờ thực hiện theo hướng dẫn của các tiêu chuẩn quốc gia về chất lượng nước biển ven bờ. Nguồn ảnh viễn thám Landsat 5 TM (5/2007) được lựa chọn để phân tích hồi quy do cùng thời điểm thu thập số liệu để có thể đánh giá một cách chính xác nhất.
Các thông số chất lượng nước biển ven bờ được đưa vào nghiên cứu sử dụng ảnh viễn thám tại khu vực nghiên cứu gồm:

  •  Độ đục (NTU): Turbidity
  •  Hàm lượng tổng chất rắn lơ lửng (mg/l): Total Suspended Solids (TSS)
  •  Độ trong của nước (m), được ước lượng bằng chiều sâu đĩa Secchi: Secchi Disk
    Transparency/ Secchi Disk Depth (SDT/SDD)
  •  Hàm lượng chất diệp lục (mg/l): Chlorophyll-a

Ngoài ra các thông tin về Nhiệt độ bề mặt biển (Sea Surface Temperature - SST) và Trạng thái phú dưỡng của nước (Trophic state index - TSI) cũng được tính toán.

[caption id="attachment_2267" align="aligncenter" width="579"]Vị trí phân bố các điểm khảo sát và hình ảnh thực tế tại khu vực nghiên cứu Vị trí phân bố các điểm khảo sát và hình ảnh thực tế tại khu vực nghiên cứu[/caption]

Xem thêm tại:
[sociallocker id="2256"]http://bit.ly/2DcMwN8]

Nguồn: kỷ yếu hội thảo ứng dụng gis toàn quốc 2014

Tham khảo bài gốc ở :
Nghiên cứu đánh giá chất lượng nước mặt khu vực ven biển cửa đáy ứng dụng công nghệ viễn thám

Share this

Artikel Terkait

0 Comment to "Nghiên cứu đánh giá chất lượng nước mặt khu vực ven biển cửa đáy ứng dụng công nghệ viễn thám"