26 thg 8, 2017

Học Đại học để làm gì? Nhiều sinh viên vẫn chưa trả lời được

Học Đại học để làm gì? Có phải học đại học để có việc làm tốt? Học đại học cho có với bạn bè? Hay vì 1 lý do nào đó của ba mẹ, v.v. Rất nhiều bạn vẫn chưa trả lời được câu hỏi "học đại hoc để làm gì?"

Đậu đại học là thành quả, là trái ngọt sau một quá trình dài miệt mài đèn sách của các bạn sinh viên và bạn hoàn toàn có quyền tự hào về bản thân mình. Nhưng học đại học có phải là đích đến của cuộc đời con người. Trước mắt chúng ta vẫn còn một chặng đường rất dài cần phấn đấu và nỗ lực. Vậy học đại học để làm gì? Các bạn đã tìm câu trả lời chính xác cho câu hỏi này chưa?


Học đại học để có tấm bằng đại học thật đẹp


Ở những nơi làm việc như các cơ quan nhà nước, cùng một vị trí như nhau, số năm kinh nghiệm như nhau thì những người có bằng cấp cao hơn sẽ được hưởng mức lương cao hơn. Đối với những sinh viên mới ra trường đại học, khi mà kinh nghiệm làm việc chưa có nhiều, chưa có gì để chứng minh năng lực làm việc thì một tấm bằng đại học sáng sẽ giúp bạn ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng hơn.

Nếu bạn may mắn có anh chị hoặc cha mẹ thành công trên các lĩnh vực của họ và họ dẫn dắt hướng đường cho con em đi theo sự thành công ấy từ đó giúp quá trình tìm tòi khám phá được rút ngắn thì trong trường hợp này, điều bạn cần làm là phấn đấu lấy được một tấm bằng tốt nghiệp với bảng điểm thật đẹp. Đó là minh chứng cho sự đầu tư học tập nghiêm túc của bạn suốt 4 năm đại học.

Cần nhiều hơn một tấm bằng đại học


Với những người không có sự hậu thuẫn, hỗ trợ từ trước thì sao? Để thành công trong sự nghiệp, bạn còn phải nỗ lực để đạt được rất nhiều thứ khác nữa chứ không chỉ gói gọn trong một bảng điểm đẹp.

Có một thực tế rất phũ phàng rằng: mỗi năm lại có hàng trăm nghìn sinh viên ra trường không tìm được việc làm. Theo các chuyên gia, ngay trong năm 2017 này có khoảng 200.000 cử nhân sẽ thất nghiệp. Con số này liệu có khiến bạn giật mình xem xét lại nếu cứ nghĩ rằng sỡ hữu một tấm bằng đại học thì rồi bạn sẽ có một công việc tốt và có thật nhiều tiền, sở hữu những nhà lầu, xe hơi? Bằng cấp nói cho nhà tuyển dụng biết bạn học chuyên ngành gì còn năng lực mới là thứ giúp bạn được nhận vào làm việc. Tấm bằng chỉ là một tấm vé để thông hành để bạn bước vào cuộc đời này vậy. Mà tấm vé thì chỉ có giá trị ở cửa vào, còn việc làm như thế nào với cuộc đời bạn lại là chuyện khác.

ĐỂ RA TRƯỜNG KHÔNG THẤT NGHIỆP, SINH VIÊN CẦN PHẢI LUYỆN ĐỦ 4 MÓN NÀY


Thứ nhất: Tự tạo thói quen kỉ luật cho bản thân

Liệu bạn có đang mắc những thói quen xấu này: thức khuya, ngủ dậy muộn, sai hẹn, cúp học ngẫu hứng, xin nghỉ một cách “mình thích thì mình nghỉ thôi”, thiếu trung thực trong học tập..? Nếu có, hãy loại trừ ngay và thay bằng:
Lập kế hoạch thực hiện nhiệm vụ cụ thể và hoàn thành đúng thời hạn, không chần chừ
Quản lý quỹ thời gian hiệu quả
Rèn luyện ý thức tự giác
Trung thực với bản thân và những người xung quanh

Thứ 2: Hoàn thành chương trình học một cách tốt đẹp

Hệ thống chương trình học đại học trang bị cho bạn đủ mọi loại kiến thức từ cơ bản đến chuyên ngành. Đôi khi bạn cảm có cảm giác: nếu hiểu sâu tất cả những môn học này tức là bạn đã “trên thông thiên văn, dưới tường địa lý, giữa đắc nhân tâm”.

Tuy còn có nhiều tranh cãi về hệ thống chương trình học của các trường đại học Việt Nam nhưng chúng ta phải thừa nhận rằng: Cây không có rễ, cây chẳng thể sống. Vì thế, bạn vẫn cần vốn kiến thức về chuyên ngành mình theo học thì mới có thể “hành nghề” được trong tương lai.

Thứ 3: Trang bị kiến thức thực tiễn

Vẫn còn một thực tế là phương pháp học của sinh viên được đánh giá rất thụ động, thiếu thực tiễn, những kiến thức hàn lâm từ sách vở chưa đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp… Để thành công trên con đường tìm việc, có được những việc làm như mong đợi, bạn phải chủ động tự trang bị cho mình những kiến thức và kỹ năng cần thiết trước khi tốt nghiệp đại học. Ngoài việc dành thời gian cho những khóa học thực tiễn, các bạn sinh viên cần tham gia các công tác xã hội, chủ động làm việc ngoài giờ học để có những “va chạm” cần thiết nhằm chuẩn bị cho một khởi đầu thành công.

Thứ 4: Rèn luyện kỹ năng mềm

Kỹ năng mềm là hàng loạt các kỹ năng bao gồm: khả năng giao tiếp tốt trước đám động, thái độ tư tin vào bản thân, có tính sáng tạo và tư duy logic trong công việc, biết lắng nghe và học hỏi những điều tốt đẹp.

Kỹ năng mềm không tự nhiên mà có được. Các bạn nên tham gia các lớp dạy về kỹ năng mềm và tự nhận biết xem mình đang thiếu những kỹ năng gì. Kỹ năng mềm giúp bạn hoà đồng nhanh chóng với môi trường mới và phát triển tốt hơn trong công việc sau này.

Mục tiêu học đại học của mỗi người là khác nhau. Nhưng với sự phát triển và hội nhập không ngừng của nền kinh tế, nhu cầu tìm kiếm nguồn nhân lực trẻ, năng động, giàu kỹ năng thực tiễn đang dần trở thành yếu tố sống còn của doanh nghiệp. Nhà tuyển dụng bây giờ cần nhiều hơn một tấm bằng. Hãy là người sáng suốt khi lựa chọn mục tiêu và chuẩn bị sẵn sàng hành trang cho sự nghiệp tương lai nhé các bạn sinh viên ! 

Share this

Artikel Terkait