4 thg 2, 2014

Vai trò của tài nguyên du lịch nhân văn đối với du lịch văn hóa nhân văn

1.1. Ảnh hưởng của tài nguyên nhân văn đối với du lịch
          Tài nguyên du lịch nhân văn là một trong những cơ sở khoa học để quy hoạch du lịch. Qua việc nghiên cứu tài nguyên du lịch nhân văn, đánh giá, thẩm định các giá trị văn hóa, đề xuất phương hướng khai thác, v.v, các nhà nghiên cứu có thể các định á vùng, tiểu vùng và các trung tâm du lịch. Nếu không có các dữ liệu khoa học này, các nhà quy hoạch không thể quy hoạch được chính xác.
          Các luận chứng du lịch đều phải được bắt nguồn từ tài nguyên du lịch đặc biệt là tài nguyên nhân văn. Đây là căn cứ quan trọng nhất để xây dựng dự án đầu tư. Tài nguyên nhân văn đó là giá trị văn hóa, hệ thống các di tích lịch sử - văn hóa, phong tục, tập quán, lễ hội, danh thắng. Do đó, tài nguyên du lịch nhân văn đóng vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng các luận chứng kinh tế du lịch, gọi vốn đầu tư. Cũng như các ngành kinh tế khác, luận chứng kinh tế, kỹ thuật phát triển ngành du lịch xuất phát từ “trữ lượng” văn hóa và thông qua văn hóa để nắm chắc trữ lượng đó. Ví dụ từ giá trị du lịch của phố cổ Hội An, kinh thành Huế để có luận chứng kinh tế xây dựng cơ sở hạ tầng phù hợp để đón khách du lịch.
Mô hình du lịch văn hóa nhân văn TP. Cao Lãnh
          Tài nguyên du lịch nhân văn là cơ sở để tạo ra các sản phẩm du lịch độc đáo, từ đó tuyên truyền, quản cáo, tiếp thị. Đây là một trong những cơ sở quan trọng nhất của marketing du lịch, giới thiệu những giá trị hiện có của điểm du lịch, để thu hút khách du lịch. Qua những kết quả nghiên cứu du lịch nhân văn giúp các nhà tuyên truyền quảng cáo có cơ sở khoa học, có nội dung quản cáo đặc sắc, đọc đáo nhằm thu hút khách du lịch. Hầu như tất cả phương tiện quảng cáo hiện nay trên toàn cầu, accs thông tin du lịch đều bắt đầu nguồn từ những nét đăch trưng văn hóa của điểm du lịch.

          Tài nguyên du lịch nhân văn là yếu tố quan trọng để tạo tour du lịch. Cốt lõi của một tour du lịch đó là điểm văn hóa, cảnh quan thiên nhiên. Qua nhiên cứu văn hóa của một điểm du lịch, đề xuất các phương thức khai thác các giá trị để phục vụ kinh doanh du lịch. Nội dung  của bài thuyết minh tour du lịch có tính đến giá trị đặc trưng của tài nguyên du lịch. Do vậy, ngay trong lĩnh vực tính toán giá thành, du lịch nhân văn cũng giúp các nhà làm giá tính đúng và đủ.

          Đứng trên góc độ khách du lịch, văn hóa, đặc trưng văn hóa là những yếu tố có sức hút mạnh mẽ, lôi kéo khách du lịch. Các sản phẩm văn hóa như tranh vẽ, tượng nặn, điêu khắc, v.v, đều là những sản phẩm có sức sống mãnh liệt thu hút khách du lịch. Trình diễn dân ca và các loại hình văn hóa truyền thống cũng như hiện đại đều là một biểu hiện của văn hóa. Khách sạn, khu nghỉ mát là những nơi có thể tổ chức cho khách thưởng thức ca nhạc dân tộc một cách tốt nhất. Những điệu nhảy dân tộc tạo ra một sức hút hết sức lôi cuốn, sôi động đối với du khách. Mua bán là một trong những yếu tố quan trọng trong du lịch. Trên thực tế, nhiều khi tiếng tăm về lòng hiếu khách, cởi mở, sự nhiệt tình của các nhân viên tạo cho du khách một ấn tượng tốt, làm cho họ muốn trở lại lần sau. Mô hình du lịch nông thôn giúp khách hòa mình vào cuộc sống của người nông dân và giúp khách hiểu thêm bản chất của một nền văn hóa.

          Tóm lại, đối tượng văn hóa được coi là tài nguyên du lịch đặc biệt hấp dẫn, có sức thu hút khách bởi sự phong phú, đa dạng, độc đáo, tính truyền thống cũng như tính đại phương của nó. Du lịch cũng như nhiều ngành kinh tế khác phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố tài nguyên và trong tài nguyên du lịch nhân văn thì các di sản văn hóa là một tài nguyên quan trọng, là nguồn để phát triển mở rộng các hoạt động kinh doanh du lịch.

1.2. Ảnh hưởng của du lịch văn hóa đến tài nguyên du lịch nhân văn
          Du lịch góp phần phục hồi và phát triển nền văn hóa truyền thống dân tộc. Nhờ sự phát triển của du lịch tại điểm du lịch, chính quyền sở tại nhận thức rõ tầm quan trọng của du lịch và có xu hướng đa dạng các loại hình phục vụ du lịch. Yếu tố văn hóa truyền thống dân tộc là một yếu tố quan trọng để thu hút khách. Chính vì vậy, việc phục hồi và phát triển văn hóa truyền thống được quan tâm hơn. Mặc khác, phát triển du lịch tạo thêm một nguồn vốn cho địa phương, tạo điều kiện để bảo tồn các giá trị truyền thống dân tộc.

          Du lịch là sự giao lưu, tương tác lẫn nhau giữa con người mà quan  trọng hơn cả là giữa du khách và cộng đồng dân cư địa phương. Vì vậy các nền văn hóa có điều liện hòa nhậu nhau, học hỏi lẫn nhau làm cho cuộc sống cộng đồng thêm phong phú và đa dạng.
Chùa Thượng núi Bà Đen - Tây Ninh
          Tuy vậy đôi khi sự giao lưu văn hóa khi đi du lịch cũng tạo nên những tác động tiêu cực đối với nền văn hóa của điểm đến. Khách du lịch luôn muốn thâm nhập vào các hoạt động văn hóa của người dân địa phương. Song nhiều sự thâm nhập với mục đích chính đáng bị lạm dụng và sự thâm nhập trở thành sự xâm hại. Nhiều nhà cung ứng du lịch thuyết phục được nhân dân địa phương tổ chức lễ hội cho du khách xem. Nhưng đôi khi văn hóa hóa truyền thống được trình diễn một cách thiếu tự nhiên làm trò cười cho khách hoặc là do thiếu hiểu biết về nguồn gốc, ý nghĩa các hành vi trong lễ hội mà người ta giải thích một cách sai lệch hoặc thiếu lịch sự. Như vậy giá trị văn hóa của một cộng đồng đáng ra được trân trọng thì bị đem ra làm trò tiêu khiển cho du khách. Giá trị truyền thống dần bị lu mờ bở sự lam dụng kinh tế. Do chạy theo số lượng, không ít mặt hàng truyền thống được chê tác lại làm hàng lưu niệm cho du khách theo lối sản xuất cẩu thả đã bóp méo giá trị thực của truyền thống, làm sai lệch văn hóa bản địa. Xu hướng phổ biến của các nước nghèo là giới trẻ sở tại ngày càng chối bỏ truyền thống và thay đổi cách ống theo mốt của du khách. Đó là do, trong hoạt động kinh doanh, người bản xứ dùng chuẩn của du khách để làm thỏa lòng họ nhằm thu hút tối đa lợi nhuận. Một nguyên nhân khác do người dân bản xứ, đặc biệt giới trẻ coi lối sống của khách là biểu hiện của văn minh, giàu có.

          Tóm lại, tác động của du lịch đối với văn hóa có nhiều yếu tố tích cực, góp phần bảo tồn và phục hồi các giá trị truyền thống. Tuy nhiên, song song với việc phát triển du lịch văn văn hóa chúng ta phải chú ý đến cách sống của dân tộc, giáo dục cho người dân ý thức bảo tồn và phát huy những giá trị tốt đẹp của người dân địa phương.


Nguồn: Trần Chí Tình

Share this