25 thg 11, 2013

Ứng dụng GIS xác định vùng đất thích hợp trồng cây ca cao trên địa bàn huyện bù đăng tỉnh Bình Phước

ỨNG DỤNG GIS XÁC ĐỊNH VÙNG ĐẤT THÍCH HỢP TRỒNG CÂY CA CAO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BÙ ĐĂNG TỈNH BÌNH PHƯỚC

Tác giả: Nguyễn Thị Phương
Ngôn ngữ: Tiếng Việt
Số trang: 68


Nội dung chính

Ca cao _loại cây công nghiệp dài  ngày có giá trị kinh tế cao. Hạt ca cao là nguyên liệu quan trọng trong ngành thực phẩm, được dùng để sản xuất: bánh kẹo,sô cô la.... ngoài sản phẩm chính là hạt, các bộ phận khác của cây còn có thể sử dụng được. Lá có thể nuôi được bò, dê, thỏ. Dịch chảy ra từ lớp cơm nhầy trong quá trình lên men dùng làm rượu. Vỏ chứa hàm lượng kali cao dùng làm phân bón. Các sản phẩm chế biến từ ca cao có tác dụng chống ung thư, lão hóa, giảm stress, suy nhược cơ thể...Chất phenolic có trong ca cao có tác dụng ngăn ngừa và hạn chế các nguy cơ rủi ro có thể xảy đến với hệ tim mạch.Ca cao cũng được sử dụng trong mỹ phẩm và ngành dược. Song song với nó là nhu cầu ca cao trên thế giới tăng trung bình khoảng 3 triệu tấn/năm và mức tăng trưởng hằng năm từ 2,5 - 3,5%, tương đương 90.000-100.000 tấn ca cao, đặc biệt là giá cả ca cao rất hấp dẫn và luôn ổn định trên 1.000 USD/tấn trong vòng 10 năm trở lại đây (Theo hiệp hội ca cao thế giới _ WFC).Trong khi vùng sản xuất ca cao chính là Nam Mỹ và Tây Phi lại có nhiều biến động về chính trị, thời tiết, dịch bệnh, làm giới hạn sự phát triển và nguồn cung cấp ca cao, đây là thời cơ để ca cao Việt Nam phát triển và khẳng định chỗ đứng trên thị trường. Bên cạnh đó lao động nông nghiệp đang trở lên thiếu khi công nghiệp phát triển.Các cây trồng cần lao động tập trung vào mùa thu hoạch như cà phê, điều đang và sẽ gặp nhiều khó khăn về công lao động đặc biệt vào thời điểm thu hoạch.Ca cao là giải pháp tốt cho vấn đề này. Hơn nữa nó là loại cây ưa bóng, dễ trồng, thích hợp trên đất đỏ bazan, có thể trồng xen dưới tán các cây công nghiệp và cây ăn trái, đặc biệt là dưới tán cây điều.(Theo kết quả nghiên cứu của TS Phạm Hồng Đức Phước _ chủ nhiệm chương trình Ca Cao Đại học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh)
(Nguồn: ảnh chụp từ tài liệu)

       Bình Phước nói chung, Bù Đăng nói riêng là địa phương có nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển cây ca cao. Tổng diện tích tự nhiên của huyện 150.300 ha trong đó 4.469,3 ha trồng cà phê, 40.802,3 ha trồng điều (Trạm khuyến nông huyện Bù Đăng). Trung bình 1 ha điều cho thu nhập khoảng 17 triệu (với giá 8500/kg), còn 1ha ca cao trồng từ 4 năm trở lên với giá như hiện nay 50000/kg (hạt khô) cho thu nhập khoảng 90 triệu (1 ha trồng được 600 cây ca cao ,năm thứ 4 trở đi cho năng suất 3kg / cây), ca cao năm thứ 3 cho thu nhập 60 triệu (năng suất 2kg /cây) (Thông tin từ người trồng ca cao).Thế nhưng đến thời điểm hiện tại loại cây trồng này mới chỉ phát triển ở mức tự phát, nhỏ lẻ., có khoảng 600 ha trồng ca cao (Trạm khuyến nông huyện Bù Đăng). Nguyên nhân chính là do chưa có định hướng và quy hoạch phát triển một cách rõ ràng. Việc “ ng dụng GIS xác định vùng đất thích hợp trồng cây ca cao trên địa bàn huyện Bù Băng tỉnh Bình Phước  sẽ góp phần giải quyết tình trạng trên, mang lại nguồn lợi cho người nông dân, thúc đẩy kinh tế của huyện phát triển .
Download tài liệu đầy đủ  phía dưới
Chí Tình
Trần Chí Tình Blogger



Share this

0 Comment to "Ứng dụng GIS xác định vùng đất thích hợp trồng cây ca cao trên địa bàn huyện bù đăng tỉnh Bình Phước"